Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển tương xứng so với tiềm năng, chưa hội nhập sâu rộng thị trường quốc tế

Hiện nay ở nước ta, nhu cầu tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 05 năm 2021-2025 khoảng 32-34% GDP. Tuy nhiên tỉ trọng vốn đầu tư công bình quân 05 năm chỉ chiếm khoảng 16-17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Thị trường tài chính Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc huy động tiết kiệm và phân bổ các nguồn vốn. Cả 03 thị trường: Ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm cùng các sản phẩm dịch vụ tài chính phát triển nhanh, xuất hiện nhiều sản phẩm, dịch vụ mới.

Số liệu thống kê cho thấy, quy mô của thị trường vốn Việt Nam giai đoạn 2016-2021 tăng trưởng bình quân 28,5%/năm. Đến cuối quý I/2022, quy mô thị trường đạt 134,570% GDP năm 2021, gấp 3,5 lần năm 2015. Trong đó, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tương đương 93,8% GDP; quy mô thị trường trái phiếu đạt 40,7%  GDP (trong đó trái phiếu Chính phủ là 22,7%  GDP, trái phiếu doanh nghiệp là 16,4% GDP).

Ảnh minh họa internet
 Thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển tương xứng so với tiềm năng, chưa hội nhập sâu rộng thị trường quốc tế. Ảnh minh họa internet.

Chiến lược tài chính đến năm 2030 xác định: Xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính hướng tới thực hiện nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021 - 2030. Trong đó, nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển đồng bộ, minh bạch và bền vững thị trường tài chính và dịch vụ tài chính.

Tuy nhiên, thị trường tài chính Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng so với tiềm năng, chưa hội nhập sâu rộng thị trường quốc tế với nhiều ứng dụng công nghệ mới và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro (tình trạng cờ bạc, rửa tiền, chiếm đoạt tài sản, thao túng thị trường, giao dịch nội gián, trục lợi bảo hiểm, tham nhũng, gian lận...).

Chức năng xác định giá cả sản phẩm, dịch vụ chưa bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước-người dân-doanh nghiệp. Bất cập này bộc lộ rõ ở lĩnh vực bất động sản.

Quan hệ giữa lĩnh vực bất động sản và lĩnh vực tài chính rất chặt chẽ, qua lại hữu cơ. Vì vậy, việc xây dựng chỉ số giá bất động sản là hết sức cần thiết. Lý do là vì giá bất động sản được sử dụng như một trong những chỉ tiêu ổn định hệ thống tài chính và đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ.

Nền kinh tế hiện nay đang tồn tại cơ chế 02 giá đất. Một giá đất theo khung Nhà nước ban hành. Một giá đất khác gọi là giá thị trường. Khoảng chênh lệch giữa 02 giá đất được cho là chưa hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, làm méo mó thị trường bất động sản gây nhiều tiềm ẩn rủi ro cho cả nền kinh tế. Ngoài ra sự bất cập này, trong bối cảnh chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn còn nhiều khác biệt, chưa theo kịp với chuẩn mực kế toán quốc tế, sẽ tạo kẽ hở để một số tổ chức lợi dụng để hạch toán sai bản chất giao dịch…

Với thị trường ngân hàng, quá trình xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng còn nhiều khó khăn vướng mắc chưa được giải quyết, chủ yếu liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo. Vấn đề này đang ngày càng nghiêm trọng khi xu thế một số doanh nghiệp thay vì huy động vốn sở hữu đã ngày càng dựa vào việc huy động vốn vay của các tổ chức tín dụng bằng các hình thức thiếu minh bạch, phi thị trường, phát hành cổ phiếu và trái phiếu gian lận…

Bên cạnh đó, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng chúng ta lại bị tụt hậu nhiều về chất lượng sống ở khu vực thành thị cũng như nông thôn. Vấn đề thất nghiệp, thiếu nhà ở, chất lượng y tế và môi trường chưa cao, tình trạng tội phạm, nghèo đói, ách tắc giao thông… đã gây khó khăn cho người dân thành thị cũng như các cấp chính quyền. Hệ thống tín dụng chưa chuyên nghiệp cùng với các yêu cầu nghiêm ngặt thiếu thực tế đối với các khoản vay đã khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ gia đình có thu nhập thấp bị loại khỏi mạng lưới cung cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Việc thiếu khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng đã khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ gia đình nghèo chuyển sang thị trường tín dụng phi chính thức hoặc "tín dụng đen" để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Quy mô thị trường tài chính phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, hạn chế khả năng phát triển và hội nhập quốc tế. Tính đến cuối năm 2020, tổng tài sản của các định chế tài chính Việt Nam tương đương 219% GDP, thấp hơn so với 320% GDP của bình quân nhóm 05 quốc gia hàng đầu ASEAN.

Vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 84% GDP, thấp hơn các thị trường cổ phiếu trong khu vực (từ 93-243% GDP, ngoại trừ Indonesia). Dư nợ thị trường trái phiếu đạt 44,7% GDP, còn nhỏ so với thị trường cổ phiếu và một số thị trường trái phiếu trong khu vực. Trong đó, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 14,5% GDP, chỉ bằng khoảng 1/2 bình quân các thị trường trái phiếu doanh nghiệp Châu Á (25,8% GDP).

Lê Xuân (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.