Bộ Xây dựng dự báo, năm nay giá vật liệu xây dựng tiếp tục tăng 3,2%
Báo cáo mới nhất về thị trường vật liệu xây dựng của Vietnam Report cho hay, điểm nhấn nổi bật trong năm qua là làn sóng tăng giá, trong đó có những mặt hàng ghi nhận mức tăng vượt đỉnh.

Cụ thể, theo báo cáo giá thép xây dựng có thời điểm lên đến gần 21 triệu đồng/tấn, vượt xa đỉnh cũ của năm 2021.
Trong năm ngoái, giá mặt hàng này trải qua gần 30 lần điều chỉnh, trong đó có 7 lần tăng giá liên tiếp vào đầu năm, sau đó giảm liên tiếp 15 lần từ tháng Tư đến tháng Tám xuống xung quanh mức 14 triệu đồng/tấn. Điều này khiến các doanh nghiệp sản xuất thép bị ảnh hưởng lớn.
Theo Vietnam Report, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho xây dựng tăng 6,96% trong năm ngoái. Tuy nhiên, giá các mặt hàng vật liệu xây dựng leo thang không phải do cầu thị trường tăng mà do tác động của giá nguyên liệu đầu vào từ quốc tế như xăng, dầu, than, giá cước vận tải... tăng cao và khan hiếm, dẫn đến chi phí khai thác và sản xuất đều tăng, đặt gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp.
Tương tự, báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng giá cao nhất, lên đến 7,2%. Điều này góp phần làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chung tăng 1,4 điểm phần trăm.

Khảo sát của Vietnam Report cho thấy, 60% số doanh nghiệp ghi nhận tổng chi phí tăng lên so với năm trước, cao hơn so với tỷ lệ tăng lên của chi phí giai đoạn 2020-2021 (50%), tương đương tăng 10%.
Trong khi đó, nhu cầu xây dựng ảm đạm tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam khiến việc xuất khẩu của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trong năm qua gặp khó.
Đối với trong nước, sự trầm lắng của thị trường bất động sản do tín dụng ngành này bị siết chặt khiến thị trường vật liệu xây dựng cuối năm ngoái với hàng trăm loại sản phẩm từ sắt thép, xi măng, thiết bị vệ sinh... rơi vào cảnh khó khăn.
Điều này làm cho lượng hàng tồn kho ngày càng tăng cao. Đơn cử như xi măng, năm 2020, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, toàn ngành vẫn tiêu thụ 101 triệu tấn, đứng thứ ba thế giới. Tuy nhiên, năm 2022, sản lượng tiêu thụ nội địa sụt giảm nghiêm trọng, chỉ còn 62,68 triệu tấn.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, tổng tiêu thụ sản phẩm thép năm 2022 toàn ngành đạt 27,3 triệu tấn, giảm 7,2% so với năm 2021 và tổng xuất khẩu là 6,28 triệu tấn, giảm gần 20%. Với gạch ốp lát, các nhà máy cũng phải giảm sản lượng khoảng 30-50%.
Dù vậy, số liệu thống kê của Bộ Xây dựng vẫn dự báo giá vật liệu xây dựng trong năm nay sẽ tiếp tục tăng 3,2%, do tăng theo giá nguyên vật liệu đầu vào.
Khảo sát của Vietnam Report chỉ ra rằng sự biến động giá nguyên liệu và phụ gia sẽ ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển và nâng cao uy tín của doanh nghiệp vật liệu xây dựng trong năm nay.
Bên cạnh đó, sự bất cân xứng cung cầu do tình trạng dư thừa nguồn cung sẽ gây nên sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp.
Dự báo về triển vọng kinh doanh của ngành vật liệu xây dựng trong năm nay, đa số doanh nghiệp đều giữ thái độ thận trọng. Cụ thể, trên thang điểm 5, lĩnh vực xi măng đạt 2,8 điểm trong khi gạch, đá ốp lát, sứ vệ sinh được các doanh nghiệp đánh giá ở mức 2,9 điểm và lĩnh vực sắt, thép, tôn đạt 3 điểm.
Phương Thảo (t/h)
Tin mới
Chung tay đưa trái vải thiều Phượng Sơn (Bắc Giang) vươn xa
Sáng 28/5, tại xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang), Công ty CP Gap Việt Nam và Công ty CP Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức Hội nghị ký kết “Đưa trái ngọt vươn xa” và tour du lịch miệt vườn.
Chủ tịch FPT hiến kế đưa Hà Tĩnh thành "cực tăng trưởng" vùng Bắc Trung Bộ
Hiến kế thiết thực cho công tác quy hoạch, xây dựng tỉnh Hà Tĩnh tại Hội nghị “Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh” diễn ra ngày 28/5, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, phải chuyển đổi số thành công nhằm hiện thực hóa được quy hoạch đã đề ra.
Đường dây 500kV Bắc - Nam mở đầu cho hiện đại hóa hệ thống truyền tải quốc gia
Ngày 27/5/1994, tại Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra lệnh đóng điện đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 1. Qua 29 năm vận hành, hệ thống truyền tải điện Bắc - Nam không ngừng được củng cố, phát triển. Hệ thống truyền tải điện Việt Nam từng bước hiện đại hóa, mở rộng số lượng (mạch 2, mạch 3) và tăng công suất truyền tải khẳng định vai trò “xương sống” của hệ thống điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước, xứng đáng là một kỳ tích, một bản anh hùng ca.
Chương trình biểu dương “Top công nghiệp 4.0 Việt Nam - 4.0 Awards” lần thứ 2/2023
Chương trình biểu dương “Top công nghiệp 4.0 Việt Nam - 4.0 Awards” lần thứ 2/2023, đã diễn ra tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Liên hiệp Các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, phối hợp với Viện Sáng tạo và chuyển đổi số, các đơn vị hữu quan thực hiện.
Bình Định: Giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm gần 15%
Từ đầu năm 2023 đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực song hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn gặp nhiều khó khăn. Kết quả, chỉ tính riêng giá trị kim ngạch xuất khẩu, đã giảm gần 15%.
Việt Nam - nền kinh tế năng động nhất châu Á
Nhiều chuyên gia nhận định, ngay cả khi đối mặt với những bất ổn toàn cầu, Việt Nam đã thể hiện sự tăng trưởng ổn định, vượt trội, nhờ dân số trẻ, đa dạng, lực lượng lao động lành nghề.
Câu chuyện thương hiệu
TPBank ủng hộ 5 tỷ đồng xây dựng nhà đại đoàn kết tại tỉnh Điện Biên
Natrumax Việt Nam: Doanh nghiệp của sự sẻ chia
“Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con”
T&T Group ủng hộ 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà cho người nghèo tỉnh Điện Biên
Tập đoàn TH tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Thanh Hóa
Vĩnh Phúc chú trọng phát triển các sản phẩm làng nghề- nông nghiệp tiêu biểu giúp kích cầu Du lịch