Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thịt mát nội địa phát triển mạnh trước bão thịt nhập

Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) kéo dài hơn 5 tháng qua đã lây lan khắp 60 tỉnh thành, khiến hơn 3 triệu con lợn bị tiêu hủy, thiệt hại hơn 4,000 tỷ đồng. Nhu cầu thịt lợn sạch của người dân tăng cao hơn bao giờ hết dẫn đến trong 4 tháng đầu năm, nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn đạt 23,58 triệu USD, tăng gấp 6,7 lần so với cùng kỳ.

Cụ thể, giá trị thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam chỉ riêng trong tháng 1/2019 là 3,23 triệu USD, gần bằng với giá trị nhập khẩu thịt lợn của 4 tháng đầu năm 2018 (3,51 triệu USD). Giá trị thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3/2019 và tháng 4/2019 lần lượt là 10 triệu USD và 9 triệu USD và nguồn nhập khẩu chủ yếu từ các nước Mỹ, Ba Lan, Canada, Pháp, Đức….

Tại cuộc họp về "Giải pháp sử dụng vắc xin, chế phẩm sinh học", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết sau khi tham gia EVFTA và CPTPP, thịt lợn ngoại thâm nhập sâu rộng vào thị trường nội địa. Việt Nam có thể thua ngay trên sân nhà nếu không tích cực vào cuộc phòng, chống và sớm khống chế dịch tả lợn.

Hiện nay, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã tiến hành áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi để bảo vệ đàn lợn giống cũng như đảm bảo nguồn thịt lợn sạch, an toàn cho người dân. Đây cũng là phương pháp hiệu quả trong việc phòng, chống DTLCP trong giai đoạn hiện nay.

Thịt mát nội địa phát triển mạnh trước bão thịt nhập - Hình 1

 Chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học là biện pháp hàng đầu trong phòng chống dịch bệnh

Từ biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học

An toàn sinh học trong chăn nuôi là các biện pháp (bao gồm cả kỹ thuật và quản lý) nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, vật nuôi và hệ sinh thái.

Hiện nay, các ông lớn trong ngành chăn trên thị trường như Masan Nutri Science (MNS) đã áp dụng mô hình chăn nuôi hiện đại khép kín 3F (Feed – Farm – Food) từ trang trại đến bàn ăn để đảm bảo an toàn cho đàn lợn nuôi.

Ở mô hình 3F, quy trình sản xuất thịt được kiểm soát chặt chẽ từ nguồn thức ăn, chọn con giống, nuôi lợn theo công nghệ cao đến khâu giết mổ và chế biến.

Chữ F đầu tiên là “Feed” - đại diện cho thức ăn chăn nuôi đạt chuẩn. Lợn được nuôi bằng thức ăn theo công nghệ Bio-zeem, đáp ứng tiêu chuẩn GLOBAL GAP, không thuốc tăng trưởng hay chất tạo nạc để phát triển tự nhiên. Đây là cơ sở để đảm bảo thịt sạch ngay từ khâu đầu vào, đặc biệt là trong bối cảnh người tiêu dùng lo ngại tình trạng trộn chất tăng trọng, chất tạo nạc và nhiều loại chất cấm khác vào thức ăn chăn nuôi.

Thịt mát nội địa phát triển mạnh trước bão thịt nhập - Hình 2

 Thức ăn đạt chuẩn là một mắc xích quan trọng trong chăn nuôi

Chữ F thứ hai là Farm (trang trại). Tại Việt Nam, phần lớn nguồn cung thịt lợn đến từ các trang trại nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình. Đây là một trong những lý do việc quản lý chất lượng và kiểm soát dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Chìa khóa tháo gỡ phần nào khó khăn này là phát triển các trang trại lớn áp dụng kỹ thuật cao theo kịp tiêu chuẩn thế giới như trang trại kỹ thuật cao MNS đang làm tại Nghệ An.

Con giống được tuyển chọn khắt khe từ nguồn lợn khỏe, loại trừ hoàn toàn mầm bệnh. Công nghệ nuôi khép kín theo tiêu chuẩn thế giới giúp hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của điều kiện thời tiết lên đàn. Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm từ trang trại đảm bảo cung cấp cho thị trường các sản phẩm thịt lợn an toàn, tuân thủ quy trình kiểm soát dịch bệnh khắt khe và an toàn sinh học.

Đến thịt mát công nghệ Châu Âu

Cả nước Việt Nam hiện nay chỉ có 387 cơ sở giết mổ tập trung và còn hơn 27.000 điểm/cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, việc kiểm soát giết mổ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, gây lây lan dịch bệnh. Thế nên, để hoàn thành chữ F thứ 3 – Food, MNS đã cho khánh thành Tổ hợp chế biến thịt MEAT Hà Nam và cho ra đời sản phẩm Thịt mát MEATDeli vào cuối tháng 12/2018.

Nhà máy MEAT Hà Nam được vận hành theo tiêu chuẩn BRC – tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về an toàn thực phẩm và do chính các chuyên gia giàu kinh nghiệm của EU trực tiếp vận hành, giám sát và kiểm nghiệm.

Thịt mát nội địa phát triển mạnh trước bão thịt nhập - Hình 3

 Thịt mát MEATDeli tại nhà máy MNS Hà Nam

Sau khi đến nhà máy, lợn được chăm sóc kỹ lưỡng từ 2 – 3 ngày. Lợn được cách ly và nghe nhạc thư giãn trước khi làm ngất bằng khí CO2 từ 10 – 20 giây. Mục đích của việc này là để giảm chấn thương, căng thẳng và đau đớn cho con vật. Đây là phương pháp giết mổ nhân văn nhất hiện nay và phù hợp với chuẩn mực chế biến thịt mát của các nước phát triển.

Thân thịt ngay sau khi giết mổ được qua quy trình làm mát để hạ nhiệt độ tâm thịt từ 0 đến 4 độ C không quá 24 giờ. Quá trình vận chuyển đến nhà phân phối phải được thực hiện bằng xe chuyên dụng, đảm bảo độ mát trong khoang xe luôn ở nhiệt độ 0-4 độ C; Khi đến nơi phân phối nhân viên phải kiểm tra lại nhiệt độ của sản phẩm bằng thiết bị đo chuyên dụng và giữ thịt ở hệ thống tủ mát đạt chuẩn; Quá trình bảo quản cũng luôn duy trì nhiệt độ này.

Đồng thời, với việc áp dụng hệ thống kiểm soát “3 tuyến kiểm” dịch theo hướng dẫn của bộ NN-PTNT và Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, MEATDeli sẽ đảm bảo an toàn cho miếng thịt khi đến tay người sử dụng.

Với việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trên, hiện nay, MEATDeli là thịt mát nội địa đầu tiên và duy nhất đạt chuẩn Châu Âu hiện nay đồng hành cùng bữa cơm ngon và an toàn cho các gia đình.

Thịt mát nội địa phát triển mạnh trước bão thịt nhập - Hình 4

Thịt mát với nhiều sản phẩm như nạc vai, chân giò rút xương, ba chỉ, sườn non… và lòng lợn mát đáp ứng nhu cầu đa dạng của người mua

Sản phẩm hiện được bày bán tại các Cửa hàng, Đại lý MEATDeli và hệ thống VinMart Hà Nội.

Tham khảo thêm tại: https://meatdeli.com.vn

PV

Tin mới

Nam Định: Hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024
Nam Định: Hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024

Ngày 26/4, tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024. Ông Lê Quốc Chỉnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Giải Búa liềm vàng tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban TVTU; lãnh đạo HĐND - UBND tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo Giải Búa liềm vàng tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các huyện và thành phố Nam Định.

Khánh Hòa bắn pháo hoa 3 ngày cuối tuần tại VinWonders Nha Trang
Khánh Hòa bắn pháo hoa 3 ngày cuối tuần tại VinWonders Nha Trang

Ngày 25/4/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản số 1731/BVHTTDL- VHCS gửi UBND tỉnh Khánh Hòa, trả lời đề nghị của tỉnh về việc xin chủ trương bắn pháo hoa nổ tầm thấp và tầm cao tại địa phương.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, quá khổ quá tải,...
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, quá khổ quá tải,...

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024, Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma tuý; chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn; điều khiển xe chạy không đúng tốc độ quy định,...

ĐHĐCĐ Kienlongbank: Mục tiêu cao, kết quả khiêm tốn   
ĐHĐCĐ Kienlongbank: Mục tiêu cao, kết quả khiêm tốn   

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long (KienlongBank - Mã: KLB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 vào sáng 26/4. Theo đó, nhà băng này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế lên 800 tỷ đồng, dự kiến sẽ không chia cổ tức trong năm 2024.

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Công dân có được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
Công dân có được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?

Bộ Công an trả lời người dân về quyền khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.