Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thoái vốn nhà nước tại 12 doanh nghiệp lớn: "Gà đẻ trứng vàng"

Tại cuộc họp với các bộ, ngành về việc thoái vốn nhà nước tại các DN lớn vừa diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc nhấn mạnh, việc thoái vốn

THCL Tại cuộc họp với các bộ, ngành về việc thoái vốn nhà nước tại các DN lớn vừa diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc nhấn mạnh, việc thoái vốn phải tìm kiếm cơ hội tốt nhất để bán được với giá cao nhất nhằm chống lợi ích nhóm và bảo toàn lợi ích quốc gia.

Ước thu 150.000 tỷ đồng sau thoái vốn

Tại cuộc họp, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã có cuộc họp với đại diện các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để bàn và thống nhất các vấn đề liên quan đến việc tiếp tục thoái vốn nhà nước tại 10 DN lớn.

Trong đó, TCT Rượu bia nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) - vốn nhà nước còn xấp xỉ 90%, Công ty CP Rượu bia nước giải khát Hà Nội (Habeco) 82%, Công ty CP sữa Vinamilk (VNM) 45,1%... Ngoại trừ Sabeco và Habeco do Bộ Công thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, nhiều công ty còn lại trong số này được gọi là nhóm công ty SCIC (do TCT Kinh doanh vốn nhà nước - SCIC làm đại diện chủ sở hữu vốn). Theo tính toán của các chuyên gia tài chính, nếu thoái toàn bộ vốn nhà nước tại 10 DN do SCIC quản lý và Sabeco, Habeco, NSNN sẽ thu về khoảng 150.000 tỷ đồng.

Chính phủ yêu cầu, quá trình thoái vốn phải thực hiện nghiêm túc theo quy định của Luật DN, Luật Chứng khoán và phải tìm kiếm cơ hội bán vốn với giá cao nhất để chống thất thoát vốn nhà nước. Việc bán vốn phải thực hiện theo thông lệ thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch, chống lợi ích nhóm... Riêng trường hợp Sabeco và Habeco, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải tiến hành niêm yết trước khi bán vốn. Việc định giá cổ phần phải lựa chọn đơn vị tư vấn có kinh nghiệm để tránh định giá sai. Các thương hiệu Sabeco, Habeco, Vinamilk khi bán vốn xong phải có biện pháp duy trì các thương hiệu quốc gia trong trường hợp ngay sau khi đối tác mua là các DN nước ngoài.

Nhận định về quyết định thoái toàn bộ vốn nhà nước khỏi các DN lớn, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định, đây là chỉ đạo rất trúng - đúng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Chủ trương CPH, thoái vốn nhà nước đã có từ lâu, nhưng tiến độ thực hiện chậm, phần vốn nhà nước nắm giữ vẫn còn quá lớn. Mặt khác, việc CPH, bán vốn trong nhiều trường hợp vẫn tiến hành theo quy trình khép kín, kém minh bạch nên không đạt kết quả như kỳ vọng.

"Tái cơ cấu DNNN là một trong 3 lĩnh vực trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế, nếu không thực hiện được thì việc tái cơ cấu hệ thống NH và tái cơ cấu đầu tư công sẽ khó khăn. Bởi DNNN có thể tiếp cận tín dụng nhiều nhất, tiếp cận nhiều dự án đầu tư công nhất, nhưng cũng "đóng góp" nhiều nhất vào nợ xấu và sở hữu chéo trong các NH cũng như sự dàn trải và hiệu quả thấp trong đầu tư công. Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ không chỉ tác động tới khu vực DNNN, mà còn tác động mạnh mẽ tới cả nền kinh tế. Song sự chỉ đạo này - có sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ của cả hệ thống thì mới mang lại kết quả", bà Chi Lan chia sẻ.

"Đại gia" lãi lớn, vẫn phải bán!

Đó là nhìn nhận của chuyên gia Phạm Chi Lan trước ý kiến về việc "vì sao cần thoái vốn khỏi các DNNN làm ăn hiệu quả?". Bởi theo bà Lan, nếu để các DNNN phát triển theo hướng thị trường, chắc chắn sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

Vừa qua, khi bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT Vinamilk đến tuổi về hưu theo quy định, nhưng các cổ đông Vinamilk vẫn có nguyện vọng "giữ" bà làm TGĐ. Thực tế, Nhà nước không can thiệp vào những vấn đề như vậy và DN sẽ tự chịu trách nhiệm, bởi quyết định của họ chắc chắn khôn ngoan và có lý do của nó.

Với Sabeco, DN đang có doanh thu khủng. Thoái vốn nhà nước, Sabeco sẽ có hệ thống quản trị, minh bạch hơn, làm lãi nhiều hơn, Nhà nước sẽ thu thuế nhiều hơn từ họ.

Ở chiều ngược lại, có những DN chỉ còn chưa đến 20% cổ phần nhà nước, nhưng họ khổ sở với số phần trăm đó. Bởi nhiều khi người đại diện vốn nhà nước lại cản trở việc đổi mới công nghệ, do sợ đầu tư bị thua lỗ và chỉ muốn "an toàn"!

Ngay sau khi Chính phủ công bố chủ trương thoái vốn khỏi các DN lớn, hãng bia Heineken (Hà Lan), Anheuser-Busch và SABMiller cũng như Asahi (Nhật Bản) đã lập tức đăng ký mua cổ phần của Sabeco và danh sách mua Sabeco chắc chắn sẽ còn tiếp tục được nối dài. Điều này không có gì lạ bởi Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiêu thụ bia lớn trên thế giới và Sabeco lại đang thống lĩnh... Việc tham gia vốn vào Sabeco - sẽ giúp các DN nước ngoài tham gia sở hữu gần 20 nhà máy đang hoạt động với công suất đạt khoảng 1,8 tỷ lít bia, rải khắp toàn quốc.

Cuối năm 2015 vừa qua, Tập đoàn sản xuất đồ uống Singapore Fraser & Neave (F&N) đã đánh tiếng chào giá 4 tỷ USD cho số cổ phần nhà nước sẽ thoái tại Vinamilk. Vì vậy, việc bán vốn dự kiến sẽ diễn ra đầy sôi động, thu hút các nhà đầu tư.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, Nhà nước chỉ nên giữ cổ phần ở những lĩnh vực tối quan trọng của quốc gia hoặc những lĩnh vực mà tư nhân khó đảm nhiệm. Trong vòng 10 năm tới, Nhà nước nên thoái vốn mạnh mẽ khỏi các NH, nhất là các NH mà Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối, lên đến 80 - 90%.

Chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân cho rằng: Cần phải làm rõ, bán rồi thì tiền đó để làm gì? Nếu bán để tiêu xài thì không nên bán. Bán để chuyển hướng đầu tư thì phải nghiên cứu, phân tích cho kỹ xem đầu tư vào lĩnh vực khác có sinh lời bằng thứ mình đang đầu tư hay không?....

Cao Huyền

Tin mới

Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác
Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban công tác

Chiều 19/4, Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác nội chính, tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với văn phòng cấp ủy các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu
Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu

Để tiếp tục triển khai thực hiện lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã có thư ngỏ gửi các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.

Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu
Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu

Qua tiếp nhận thông tin từ cơ sở đã được thẩm tra, xác minh là có vi phạm trong hoạt động kinh doanh, Đội QLTT số 7, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn chủ trì phối hợp với Đội Kiểm tra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn (Đội 389 tỉnh), Đồn Biên phòng Tân Thanh, Chi cục Hải quan Tân Thanh, Công an xã Tân Thanh và chính quyền địa phương sở tại tổ chức Khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản
Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản

Được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giải trí, y tế, giáo dục, kiến trúc,... công nghệ thực tế ảo tiếp tục trở thành trợ thủ đắc lực trong ngành bất động sản và đem lại những trải nghiệm tiện ích, sống động cho cả người mua và người bán.

Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng
Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng

Trong khi áp lực bán của nhà đầu tư trong nước vẫn dâng cao khiến thị trường tiếp tục có phiên giảm mạnh, thì khối ngoại là yếu tố tích cực bởi giao dịch khá sôi động và trạng thái mua ròng hơn 650 tỷ đồng.