Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thoái vốn tại Sabeco và Habeco: Thương hiệu bia Việt liệu có “biến mất”?

Sau khi thoái vốn liệu các thương hiệu bia Việt có "biến mất" gi

THCL Sau khi thoái vốn liệu các thương hiệu bia Việt có "biến mất" giống như các vụ mua bán, sáp nhập trong ngành bán lẻ? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm sau khi việc thoái vốn tại Sabeco và Habeco đã được Chính phủ "quyết".

Sabeco và Habeco đang là 2 DN bia lớn nhất và lớn thứ ba thị trường bia Việt Nam

Nhiều “ông lớn” xếp hàng

Thực tế cho thấy, có rất nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực bia của nước ngoài muốn “nhảy vào” nắm giữ cổ phần của Sabeco và Habeco. Trong số những nhà sản xuất bia lớn đang “xếp hàng” để có thể bước chân vào thị trường bia đầy tiềm năng ở Việt Nam có thể kể tới như: Thai Beverage và Singha của Thái Lan, Kirin và Asahi của Nhật Bản, Heineken và Anheuser-Busch InBev của Hà Lan. Trong đó, Heineken, Singha và AB InBev từ chối bình luận về thông tin này trong khi ThaiBev và Kirin cho biết họ sẵn sàng chờ đón cơ hội. Nhà đầu tư đến từ Nhật Bản là Asahi từng cho biết họ quan tâm tới Sabeco.

Trước đó, trả lời trên Bloomberg, ông Lê Hồng Xanh – Tổng giám đốc Sabeco cũng đề cập tới nhiều tên tuổi lớn quan tâm tới Sabeco như Heineken, Anheuser-Busch và SABMiller hay Tập đoàn Asahi và Kirin Holdings, Singha và Thai Beverage...

Với trường hợp như Sabeco, trên thực tế không phải đến bây giờ các hãng bia lớn đến từ châu Âu và châu Á mới "xếp hàng" để được mua cổ phần của doanh nghiệp này. Với việc chiếm lĩnh hơn 45% thị phần bia trong bối cảnh Việt Nam hiện cũng đang được đánh giá là một trong những thị trường tiêu thụ bia lớn trên thế giới, Sabeco chính là “miếng ngon” béo bở mà nhà đầu tư ngoại không dại gì mà bỏ qua.

Trong số các nhà đầu tư tham vọng thâu tóm Sabeco nhiều nhất phải kể tới Thai Bev. Ngay từ cách đây 2 năm, công ty chuyên đồ uống lớn của Thái này đã đánh tiếng mua lại Sabeco với mức giá 2 tỷ USD nhưng không thành công. Tới đầu năm 2015, hãng bia này tiếp tục đưa ra giá giao dịch mới là 1 tỷ USD để nắm giữ 40% cổ phần của Sabeco nhưng cũng bất thành.

Theo giới chuyên gia nhận định, sở dĩ việc cổ phần tại Sabeco và Habeco nằm trong tầm ngắm của nhiều đại gia là do hiện nay thị trường bia của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam hiện tăng trưởng  ở mức cao, từ 35-40%, dự đoán năm 2016 lượng tiêu thụ sẽ là 4,04 tỷ lít bia, mức cao nhất trong khu vực.

Liên quan tới việc thoái vốn tại 2 DN này, trong một cuộc họp Chính phủ gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo, để bảo đảm công khai, minh bạch, có lợi nhất cho Nhà nước, các DN phải tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán trước khi thoái vốn Nhà nước.

Cũng tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng cho biết, hiện nay 2 DN này chưa niêm yết trên sàn chứng khoán, đây là trách nhiệm của 2 DN đã không thực hiện đúng tinh thần của luật định. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Thủ tướng việc niêm yết của 2 DN này phải làm ngay để tạo minh bạch về tài chính và có sự giao dịch trên sàn, lấy giá giao dịch đó để dẫn chiếu, nghiên cứu thêm. Như vậy, thông điệp đã rõ ràng, dù muốn hay không thì 2 DN này không thể “trây ì” việc niêm yết, dù đã cổ phần hóa từ 8 năm trước, được nữa.

“Quản lý tốt thì không lo bị thâu tóm”

Theo giới chuyên gia nhìn nhận, việc niêm yết rồi tiến hành thoái vốn không chỉ đem lại lợi ích cho Nhà nước mà còn đảm bảo lợi ích nhà đầu tư cũng như lợi ích của DN sau khi đã cổ phần hóa. Tuy nhiên, có một vấn đề đang được dư luận quan tâm là thương hiệu bia Việt liệu sẽ còn hay mất khi DN nước ngoài “nhảy vào”? Hiện, Sabeco và Habeco đang là 2 DN bia lớn nhất và lớn thứ ba thị trường bia ở Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh bình luận, Sabeco và Habeco vẫn giữ thương hiệu. Cũng giống như Alibaba, ông chủ của thương hiệu này là người Trung Quốc chỉ chiếm 9,8% cổ phần nhưng vẫn mang tên của DN Trung Quốc. “Tôi không hiểu sao lại có suy nghĩ cổ đông nước ngoài đến thay thương hiệu của mình. Mấu chốt vấn đề là tùy thuộc vào cách quản trị của mình”, ông Doanh nói.

Đồng tình với quan điểm này, ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, nếu quản lý tốt thì không có vấn đề gì, không lo bị thâu tóm. Vấn đề chính là các DN trong nước phải tiến lên, chứ không thể lụi bại như hiện nay. Ông Hồ nhấn mạnh: “DN phải “gồng” lên bằng mọi cách chứ không phải bằng cách ngăn chặn DN nước ngoài vào. Hội nhập rồi, chúng ta không thể cấm. Vả lại DN trong nước phải cạnh tranh, nếu cứ một mình một chợ dễ dẫn đến độc quyền, độc đoán, ỷ lại vào Nhà nước”.

Ông Lại Tiến Mạnh, Giám đốc Công ty tư vấn Thương hiệu Mibrand- Đại diện của Brand Finance tại Việt Nam nhìn nhận: “Tôi không nghĩ các nhà đầu tư chiến lược sẽ thay đổi thương hiệu Việt. Một trong những thứ quan trọng họ nhắm đến khi mua DN là thương hiệu, đó mới là vốn quý để họ đầu tư. Nhà đầu tư thông minh là họ mua thương hiệu chứ không phải mua lại máy móc, nhà xưởng”.

Việc mua lại cổ phần với 2 thương hiệu này, theo ông Mạnh, không giống với các thương vụ mua bán, sáp nhập trong ngành bán lẻ. Một số thương hiệu bán lẻ bán cổ phần cho nước ngoài việc mất thương hiệu hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi lẽ, cái mà DN nước ngoài mua là quyền phân phối, quyền quyết định phân phối chứ không phải thương hiệu. Lúc ấy, vấn đề đó không chỉ ảnh hưởng đến một thương hiệu mà là cả hàng nghìn thương hiệu.

Tuy nhiên, để lường trước, đề phòng những rủi ro về việc mất thương hiệu, ông Mạnh khuyến cáo, cần ràng buộc trong hợp đồng mua bán và thỏa thuận M&A. Theo đó, trong thỏa thuận về mua bán cần có cam kết tiếp tục duy trì thương hiệu cũ vĩnh viễn hay lâu dài, nhà đầu tư cam kết duy trì, phát triển thương hiệu thì mới bán. Nếu không cam kết, họ có thể đưa thương hiệu của họ vào và tiêu diệt thương hiệu của Việt Nam.

Tuấn Ngọc

Tin mới

Việt Nam là một trong số ít quốc gia được chú ý trong xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng bán dẫn
Việt Nam là một trong số ít quốc gia được chú ý trong xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng bán dẫn

Ngành công nghiệp bán dẫn có vai trò quan trọng trong chuyển đổi số; là nền tảng của 3 chuyển đổi mang tính cách mạng là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi thông minh.

Ứng dụng sửa chữa điện hotline nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
Ứng dụng sửa chữa điện hotline nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Nhiều năm nay, công nghệ sửa chữa nóng (hotline) lưới điện đã được Công ty Điện lực Thái Nguyên (PC Thái Nguyên) đẩy mạnh ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Tiếp tục đấu thấu vàng miếng
Tiếp tục đấu thấu vàng miếng

Hôm nay, ngày 24/4, Ngân hàng Nhà nước đã có thông báo tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng gửi các tổ chức tín dụng doanh nghiệp tham gia đấu thầu vàng. Theo đó, tỷ lệ đặt cọc khi tham gia đấu thầu là 10%. Khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu là 1.400 lượng, khối lượng tối đa là 2.000 lượng. Thời gian tổ chức đấu thầu vào 25/4.

TikTok có 270 ngày để thoái vốn hoặc bị cấm cửa tại Mỹ
TikTok có 270 ngày để thoái vốn hoặc bị cấm cửa tại Mỹ

ByteDance, công ty công nghệ Trung Quốc đang sở hữu Tiktok, sẽ buộc phải thoái vốn của nền tảng video này tại Mỹ trong vòng khoảng 9 tháng, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm hoạt động.

Tám dự án BOT giao thông vướng mắc sẽ được giải quyết theo nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"
Tám dự án BOT giao thông vướng mắc sẽ được giải quyết theo nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"

Bộ Giao thông vận tải đã trực tiếp trao đổi với các bên liên quan (nhà đầu tư, doanh nghiệp, ngân hàng...) để có giải pháp giải quyết dự án BOT giao thông theo hướng cùng nhau khắc phục tồn tại, bất cập, giảm tối đa thiệt hại và theo nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

3 doanh nghiệp BĐS âm vốn chủ sở hữu, 18 doanh nghiệp khó khăn trong trả nợ trái phiếu
3 doanh nghiệp BĐS âm vốn chủ sở hữu, 18 doanh nghiệp khó khăn trong trả nợ trái phiếu

Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các doanh nghiệp bất động sản, có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.