Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thông cáo báo chí số 3 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 22/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ ba tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội với các nội dung sau:

Quang cảnh phiên họp của Quốc hội ngày 22.5 tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quang cảnh phiên họp của Quốc hội ngày 22/5 tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

1. Từ 8h, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền

Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiếp tục tiến hành thủ tục bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

- Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại Đoàn về việc bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

- Quốc hội biểu quyết thông qua Danh sách bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Tô Lâm bằng hình thức biểu quyết điện tử. Kết quả như sau: có 464 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95.28% tổng số ĐBQH), trong đó có 463 đại biểu tán thành (bằng 95.07% tổng số ĐBQH).

- Quốc hội tiến hành bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Tô Lâm.

2. Từ 8h15: Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe:

- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023.

- Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023.

3. Từ 8h45: Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền

Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Tô Lâm.

Chủ tịch nước Tô Lâm tiến hành thủ tục tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.
Chủ tịch nước Tô Lâm tiến hành thủ tục tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.

4. Từ 8h55, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền

Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Tô Lâm.

Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 bằng hình thức biểu quyết điện tử. Kết quả như sau: có 473 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 97.13% tổng số ĐBQH), trong đó có 472 đại biểu tán thành (bằng 96.92% tổng số ĐBQH).

Từ 9h: Chủ tịch nước Tô Lâm tiến hành thủ tục tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.

5. Từ 9h25, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội xem xét, phê chuẩn Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh:

- Quốc hội nghe Chủ tịch nước Tô Lâm trình bày Tờ trình về việc đề nghị phê chuẩn Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.

- Quốc hội bỏ phiếu kín phê chuẩn Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh đối với ông Trần Thanh Mẫn.

- Quốc hội nghe Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu phê chuẩn Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh đối với ông Trần Thanh Mẫn.

- Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Dự thảo Nghị quyết về việc phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh.

- Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh đối với ông Trần Thanh Mẫn bằng hình thức biểu quyết điện tử. Kết quả như sau: có 463 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95.07% tổng số ĐBQH), trong đó có 463 đại biểu tán thành (bằng 95.07% tổng số ĐBQH).

6. Từ 9h55, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự

Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến ĐBQH thảo luận ở Đoàn và kết quả phiếu xin ý kiến về việc phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021-2026.

- Quốc hội thực hiện việc phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an bằng hình thức bỏ phiếu kín.

7. Từ 10h5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe:

- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước).

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành.

- Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước).

8. Từ 10h25, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự

Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an.

Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Dự thảo Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021-2026. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an. Kết quả như sau: có 465 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95.48% tổng số ĐBQH), trong đó có 465 đại biểu tán thành (bằng 95.48% tổng số ĐBQH).

9. Từ 10h35, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe:

- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

- Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Theo quochoi.vn.

Bài liên quan

Tin mới

Bộ Chính trị điều động, chỉ định Trung tướng Nguyễn Văn Gấu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang
Bộ Chính trị điều động, chỉ định Trung tướng Nguyễn Văn Gấu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

Sáng 26/6, tại tỉnh Bắc Giang, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư chủ trì hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

Phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên
Phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên

Tại Công văn 455/TTg-CN, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

Hôm nay, loạt ngân hàng tăng lãi suất lên 6-6,1%
Hôm nay, loạt ngân hàng tăng lãi suất lên 6-6,1%

Ghi nhận lãi suất ngân hàng hôm nay (26/6), thêm một loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động, trong đó SHB tăng lên 6,1%/năm, ABBank tăng lên 6%/năm.

Mang nhà máy duy nhất đi thế chấp ngân hàng vay vốn để thâu tóm nhà máy mới
Mang nhà máy duy nhất đi thế chấp ngân hàng vay vốn để thâu tóm nhà máy mới

CTCP Thủy điện Hủa Na (HNA) công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, thời gian lấy ý kiến đến 11h30 ngày 18/7.

DIC Corp muốn thoái vốn và giải thể các đơn vị kinh doanh thua lỗ
DIC Corp muốn thoái vốn và giải thể các đơn vị kinh doanh thua lỗ

Ngày 25/6, Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG – sàn HOSE) công bố thông tin thoái vốn hàng loạt khoản đầu tư và thay đổi hình thức hoạt động đơn vị góp vốn.

Nhà thầu có thể cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án
Nhà thầu có thể cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án

Nhà thầu tư vấn X đã tham gia hợp đồng lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây lắp (theo hình thức chỉ định thầu) của một dự án. Nhà thầu X hoàn toàn độc lập về pháp lý và tài chính với chủ đầu tư và tất cả đơn vị khác tham gia dự án.