Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thông điệp của Chủ tịch nước tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9

Vào 9h00 sáng ngày 15/9/2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Nghị sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 9 chính thức khai mạc dưới sự chủ trì của bà Emma Tangi Muteka - Nghị sĩ Namibia, thành viên Ban Lãnh đạo Diễn đàn Nghị sĩ trẻ IPU.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên Khai mạc
Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên Khai mạc

Sáng nay (15/9), Hội nghị nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức đã khai mạc tại Hà Nội. Hội nghị này được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 17/9. Với chủ đề “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo”, Hội nghị Nghị sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 9 sẽ tập trung thảo luận làm rõ vấn đề thông qua 3 phiên thảo luận chuyên đề gồm: (1) Chuyển đổi số; (2) Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; (3) Thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hoá vì sự phát triển bền vững.

Tham dự Hội nghị toàn cầu lần thứ 9 có hơn 300 nghị sĩ trẻ và đại biểu đến từ hơn 70 Nghị viện thành viên IPU và đại diện của các tổ chức quốc tế; Các Đại sứ, đại diện cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam; 124 thành viên Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam; 20 thanh niên trẻ tiêu biểu của Việt Nam; 20 đại biểu Hội đồng nhân dân trẻ cấp tỉnh của Việt Nam...

Thúc đẩy sự tham gia của giới trẻ tại các nghị viện, hỗ trợ các nghị sĩ trẻ phát huy tối đa vai trò của mình

Tại Hội nghị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có thông điệp gửi tới hội nghị. Trong thông điệp, Chủ tịch nước đã thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam chào đón các đoàn đại biểu, các vị khách quý tham dự hội nghị.

Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Việt Nam đề xuất sáng kiến và rất vinh dự, tự hào được IPU chọn là nước chủ nhà đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9.

Tiếp nối thành công của Đại hội đồng IPU-132 (năm 2015), Hội nghị APPF lần thứ 26 (năm 2018) và Đại hội đồng AIPA lần thứ 41 (năm 2020), việc Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần này tiếp tục khẳng định sự tham gia tích cực, chủ động, có trách nhiệm của Việt Nam trong IPU; đồng thời cho thấy sự ưu tiên, quan tâm của Việt Nam đối với thanh niên và các vấn đề chung toàn cầu của giới trẻ hiện nay.

"Tôi chúc hội nghị lần thứ 9 thành công, ra tuyên bố về vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo", ông nêu rõ.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng chia sẻ "tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội", là tuổi "dời non, lấp biển". Cùng với đó, giới trẻ có những lợi thế to lớn trong tận dụng các cơ hội, nhất là các cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, là lực lượng nắm giữ chìa khóa để mở ra những cánh cửa mới, những cách nghĩ và cách làm mới để xử lý hiệu quả những thách thức chung của toàn cầu trong hiện tại và tương lai.

Do đó, ông đánh giá cao chủ đề "vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo" của hội nghị lần này.

Vì đã phản ánh mối quan tâm chung của chúng ta là làm thế nào để tận dụng được những thành tựu vượt bậc mà khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo mang lại.

Tăng cường hợp tác và liên kết quốc tế nhằm đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời mở rộng sự tham gia của giới trẻ vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, đóng góp vào hòa bình và thịnh vượng cho tất cả các nước trên thế giới.

Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng, khá toàn diện và có ý nghĩa lịch sử

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sau 37 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, từ năm 1986, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, khá toàn diện và có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đã đạt được kỳ tích trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, là điểm sáng trong thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ và Chương trình nghị sự phát triển bền vững SDGs đến năm 2030 của Liên Hợp Quốc, đã cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Tăng trưởng kinh tế đạt mức cao khoảng 6%/năm. Quy mô GDP năm 2022 theo giá hiện hành đứng thứ 38 trên thế giới, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), theo IMF, xếp thứ 10 châu Á và đứng thứ 24 trên thế giới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 đạt gần 735 tỷ USD, nằm trong Top 20 quốc gia có kim ngạch ngoại thương lớn nhất toàn cầu. Việt Nam cũng rất thành công trong thu hút FDI, đến nay đã có hơn 37.000 dự án đầu tư từ 143 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký gần 450 tỷ USD.

Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, chúng ta bước vào thập niên thứ ba của thế kỷ 21 với vô vàn biến cố khó lường. Lần đầu tiên cả thế giới trải qua một đại dịch COVID-19 với quy mô chưa từng có, tổn thất vượt xa mọi dự đoán. Có thể nói, chưa bao giờ môi trường chính trị, kinh tế và an ninh quốc tế lại đứng trước đồng thời nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay.

Bên cạnh đó, tác động dai dẳng, phức tạp của đại dịch, cộng hưởng với những căng thẳng, xung đột địa chính trị; cạnh tranh, phân tách chiến lược, những chao đảo, bất ổn của thị trường lương thực, năng lượng, tài chính - tiền tệ, sự sụt giảm đầu tư, đứt gãy của các chuỗi cung ứng… đã xóa đi nhiều thành quả giảm nghèo, phát triển của hàng thập kỷ qua và đang gây ra nhiều khó khăn to lớn, đa chiều, cả trước mắt và dài hạn đối với nhiều nước trên thế giới; việc thực hiện Chương trình nghị sự phát triển bền vững SDGs của Liên Hợp Quốc đang bị chậm lại, khó hoàn thành các mục tiêu.

Ngoài ra, các vấn đề an ninh phi truyền thống, nhất là những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, đang trực tiếp ảnh hưởng đến người dân, an ninh và phát triển của mọi quốc gia.

Trong bối cảnh nêu trên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ: "Chúng ta vẫn có quyền lạc quan và hy vọng về tương lai. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là dòng chảy, là xu thế lớn. Thế giới đã vượt qua đại dịch COVID-19. Dịch bệnh không làm chúng ta sụp đổ mà khiến chúng ta càng đoàn kết và mạnh mẽ hơn. Các xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo đang được thúc đẩy lan tỏa sâu rộng. Trong khi toàn cầu hóa gặp khó khăn thì hàng loạt các sáng kiến liên kết, hợp tác kinh tế mới ở cả cấp độ khu vực và toàn cầu tiếp tục được đẩy nhanh. Thế giới không có chiến tranh, nhân loại không còn đói nghèo là điều mong mỏi, là mẫu số chung của các nỗ lực hợp tác toàn cầu".

PV

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 26% so với cùng kỳ năm trước
Bắc Giang: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 26% so với cùng kỳ năm trước

Theo Sở Công Thương Bắc Giang, do các doanh nghiệp (DN) phục hồi và đi vào hoạt động ổn định nên giá trị sản xuất công nghiệp tháng Năm và 5 tháng đầu năm của tỉnh tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Bắc Ninh nỗ lực đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
Bắc Ninh nỗ lực đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững

Năm 2024, lần đầu tiên Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) công bố chỉ số Đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương và Bắc Ninh vinh dự nằm trong TOP 10 tỉnh, thành có điểm số cao nhất cả nước. Vị trí này chứng tỏ cam kết và nỗ lực không ngừng của Bắc Ninh trong việc tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Ứng dụng công nghệ số chống hàng giả, hàng nhái
Ứng dụng công nghệ số chống hàng giả, hàng nhái

Hiện nay tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc diễn biến phức tạp cả về quy mô, lĩnh vực lẫn phương thức sản xuất, tổ chức tiêu thụ. Vì vậy, ứng dụng công nghệ số được coi là giải pháp hữu hiệu ngăn chặn vấn nạn này.

45 doanh nghiệp chốt trả cổ tức cho cổ đông tuần từ 20 đến 24/5.
45 doanh nghiệp chốt trả cổ tức cho cổ đông tuần từ 20 đến 24/5.

Danh sách 45 doanh nghiệp chốt trả cổ tức cho cổ đông, trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, các ngày trong tuần từ 20 đến 24/5.

Hành trình xây dựng và Phát triển thương hiệu Dragon Group - CTCP Đầu tư xuất nhập khẩu Thăng Long
Hành trình xây dựng và Phát triển thương hiệu Dragon Group - CTCP Đầu tư xuất nhập khẩu Thăng Long

Là doanh nghiệp ‘có tiếng’ tại tỉnh Thái Bình với nhiều hoạt động đa ngành, thương hiệu Dragon Group - CTCP Đầu tư xuất nhập khẩu Thăng Long còn phát triển các sản phẩm dự án bất động sản, tham gia thầu… Thương hiệu này cũng ngày càng khẳng định tên tuổi, được nhiều người biết đến bởi chỉ trong 9 năm đã tăng vốn gấp 10 lần lên 2.100 tỷ đồng và thực hiện nhiều dự án lớn tại nhiều địa phương trên cả nước...

Phát huy trách nhiệm, trí tuệ, thực hiện thành công các mục tiêu năm 2024
Phát huy trách nhiệm, trí tuệ, thực hiện thành công các mục tiêu năm 2024

Diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang đứng trước nhiều thách thức, cử tri và nhân dân kỳ vọng các đại biểu Quốc hội phát huy trách nhiệm, trí tuệ, cùng bàn thảo, tích cực hiến kế nhằm tìm ra giải pháp tối ưu, thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội được Quốc hội đề ra cho năm 2024.