Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thống đốc NHNN: Lý giải về việc lãi suất tăng cao và giảm trong thời gian qua

Sáng nay 1/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã giải trình trước Quốc hội về vấn đề lãi suất, điều hành room tín dụng; việc doanh nghiệp khó tiếp cận vốn tín dụng, việc xử lý các ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém...

Điều hành linh hoạt

Tại phiên họp Quốc Hội sáng 1/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã có giải trình về các vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm.

Đối với điều hành lãi suất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết trong năm 2022 và 2023 việc điều hành chính sách tiền tệ trong một bối cảnh đầy khó khăn, thách thức, có rất nhiều những diễn biến mới phức tạp hơn, khó khăn hơn và khó lường hơn so với thời điểm mà Quốc hội và Chính phủ ban hành nghị quyết, trong khi chính sách tiền tệ được giao khá nhiều nhiệm vụ và những nhiệm vụ này khó có thể đạt được cùng một lúc.

Thống đốc cho biết nhu cầu giảm lãi suất là mong muốn của doanh nghiệp khi vay vốn. Quốc hội, Chính phủ cũng rất quan tâm chỉ đạo và NHNN cũng rất mong muốn, quan tâm điều đó. Tuy nhiên, điều hành lãi suất cần được xem xét trong tổng thể điều hành chính sách kinh tế vĩ mô để đảm bảo được ổn định kinh tế vĩ mô tiền tệ, đặc biệt là đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

Theo Thống đốc, năm 2022 có 2 lý do rất quan trọng để chúng ta phải chấp nhận mặt bằng lãi suất cao hơn.

Thứ nhất là lãi suất quốc tế đồng loạt tăng nhanh và mạnh. Ở trong nước lạm phát có xu hướng tăng bình quân 3,15% tuy là mức thấp so với mục tiêu nhưng cũng cao hơn năm 2021. Đặc biệt, năm 2022 tăng nhanh từng tháng và đến cuối năm 2022 lạm phát so với cùng kỳ là 5%... cao hơn rất nhiều bình quân lạm phát năm 2021 là 0,84%.

Thứ hai, áp lực mất giá của đồng Việt Nam rất lớn trong năm 2022 khi mà các nước thắt chặt chính sách tiền tệ và đồng USD tăng giá rất mạnh. Vào thời điểm tháng 9-10/2022, đồng Việt Nam áp lực mất giá lên 9-10%. Nếu chúng ta không có những giải pháp quyết liệt, linh hoạt, đồng bộ thì đồng Việt Nam sẽ mất giá cao, không chỉ dừng ở mức 3,5%.

Ở thời điểm đó, điều hành thị trường rất khó khăn và cũng thời điểm đó Thủ tướng đã cập nhật hàng ngày theo báo cáo của Thống đốc để chỉ đạo. Nếu chúng ta để đồng Việt Nam mất giá trên 10% thì doanh nghiệp, người dân rất khó và dẫn đến hàng hóa tăng cao, trong khi hàng hóa đầu vào Việt Nam chủ yếu nhập từ nước ngoài. Nếu tỷ giá tăng thì cộng hưởng mặt bằng giá thế giới tăng cao kéo theo chi phí đầu vào tăng cao và chắc chắn lạm phát sẽ tăng cao, chưa kể doanh nghiệp Việt cũng vay mượn lớn lượng vốn từ nước ngoài, nghĩa vụ trả nợ sẽ khó khăn và tăng lên.

“Khi ổn định tỷ giá trở lại, lạm phát được kiểm soát thì trong những tháng đầu năm Ngân hàng nhà nước đã 3 lần điều chỉnh lãi suất và đưa mặt bằng lãi suất của các khoản cho vay mới giảm 0,9% bình quân so với năm 2021”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Cũng theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, cơ quan quản lý không thể nới room tín dụng vào thời điểm tháng 10/2022 do thị trường khi đó xảy ra vụ việc rút tiền hàng loạt tại Ngân hàng SCB, chưa có tiền lệ và nguy cơ lớn lan sang các nhà băng khác trong hệ thống.

Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung ưu tiên vừa ổn định thị trường ngoại hối và đặc biệt là đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, đảm bảo chi trả cho người dân, sau khi thanh khoản ổn định trở lại thì NHNN mới điều chỉnh tăng trưởng tín dụng.

Đối với tín dụng BĐS, Thống đốc NHNN cho biết, tăng trưởng khu vực này cao hơn tăng trưởng bình quân của nền kinh tế. Hiện những khó khăn của lĩnh vực BĐS chiếm đến 70% khó khăn về pháp lý.

“Do vậy các doanh nghiệp phải tập trung tháo gỡ khó khăn về pháp lý và doanh nghiệp cần điều chỉnh giá BĐS để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và kích thích người mua nhà. Phía Ngân hàng nhà nước cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan tháo gỡ khó khăn, rà soát các thủ tục hành chính để cho vay trên căn cứ phương án khả thi và không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo”, bà Hồng nói.

Đối với gói 120 nghìn tỷ đồng, Thống đốc Ngân hàng cho biết, đây là gói tín dụng do 4 Ngân hàng thương mại nhà nước tự nguyện tham gia để thực hiện mục tiêu 1 triệu căn hộ cho công nhân, người có thu nhập thấp và chương trình kéo đến năm 2030.

“Nguồn vốn này do các ngân hàng huy động và lãi suất giảm từ 1,5- 2%. Gói vay này dành cho nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhưng quyết định vay là vấn đề thuộc quyền của người có thu nhập thấp và công nhân”, bà Hồng khẳng định.

Trang Nguyễn

Tin mới

Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á
Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sự cố sập cầu ở Baltimore trong tuần này sẽ là lực cản đối với thị trường xuất khẩu than của Mỹ trong năm nay.

Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh
Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh

Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt 3 đối tượng có hành vi 'sản xuất, buôn bán hàng giả' là dung dịch vệ sinh phụ nữ gồm: Trần Thị Phương, SN 1995 ở phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa; Phạm Thùy Dung, SN 1994 ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và Nguyễn Thị Phượng, SN 1987 ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm
Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm

Tại Phiên họp Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Thủ tướng đề nghị, các tỉnh, thành phố đôn đốc các nhà thầu huy động đầy đủ nhân, vật lực để thi công đồng thời kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chất lượng và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đáp ứng kế hoạch đề ra.