Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thông qua 02 Nghị quyết thành lập đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội

Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” nhận được 469/475 đại biểu tán thành, chiếm 94,18% tổng số đại biểu Quốc hội.

Sáng 14/06, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 02 Nghị quyết thành lập đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội, trong đó có nội dung về sử dụng nguồn lực chống dịch.

Quốc hội phân công ông Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn, còn Phó Trưởng đoàn Thường trực là ông Nguyễn Phú Cường, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội.

Ngoài ra còn có 02 Phó Trưởng đoàn là: bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội; ông Dương Thanh Bình, Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các Ủy viên, đại biểu và chuyên gia mời tham gia Đoàn giám sát do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định sẽ làm Trưởng đoàn giám sát về sử dụng nguồn lực chống dịch. Ảnh Quochoi.vn
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định sẽ làm Trưởng đoàn giám sát về sử dụng nguồn lực chống dịch. Ảnh Quochoi.vn.

Phạm vi giám sát là việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn 2020 - 2022; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng từ ngày 01/01/2018, sau khi Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ban hành Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 25/10/2017 đến ngày 31/12/2022 trên phạm vi cả nước.

Đối tượng giám sát là Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Đoàn giám sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tại phiên họp tháng 04/2023, trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Trong khi đó, Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” có 465/471 (93,37% tổng số đại biểu Quốc hội) tán thành.

Nghị quyết phân công ông Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn; Phó Trưởng đoàn thường trực là ông Y Thanh Hà Niê K’đăm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; 02 Phó Trưởng đoàn: Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và bà Nguyễn Thúy Anh -  Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội.

Phạm vi giám sát là việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới từ tháng 07/2021 đến hết tháng 6/2023 trên phạm vi cả nước; Việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững từ tháng 07/2021 đến hết tháng 06/2023 trên phạm vi cả nước; Việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ tháng 07/2020 đến hết tháng 06/2023 trên phạm vi cả nước.

Đoàn giám sát sẽ đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội; đồng thời kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.

C.H (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Phát hiện 2.500 bao thuốc lá không rõ nguồn gốc
Phát hiện 2.500 bao thuốc lá không rõ nguồn gốc

Ngày 4/5, Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Phòng phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa chủ trì, phối hợp với Đồn Biên phòng Vĩnh Nguơn tuần tra, phát hiện 2.500 bao thuốc lá không rõ nguồn gốc.

Thừa Thiên Huế- Thu giữ 2,4 tấn thực phẩm đông lạnh nước ngoài
Thừa Thiên Huế- Thu giữ 2,4 tấn thực phẩm đông lạnh nước ngoài

Ngày 4/5, đại diện Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an huyện Quảng Điền kiểm tra một Kho hàng hóa thực phẩm đông lạnh tại tổ dân phố Vĩnh Hòa, đường Nguyễn Vịnh, thị trấn Sịa, phát hiện và thu giữ 2,4 tấn hàng đông lạnh không rõ nguồn gốc.

Nhiều doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 6 đến 10/5
Nhiều doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 6 đến 10/5

Trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, có 28 doanh nghiệp chốt trả cổ tức cho cổ đông, các ngày trong tuần từ 6 đến 10/5.

Hà Tĩnh công bố các quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ
Hà Tĩnh công bố các quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ

Sáng 4/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý năm 2024.

Tập đoàn Lộc Trời cam kết sẽ thanh toán dứt điểm 204, 697 tỷ đồng cho nông dân
Tập đoàn Lộc Trời cam kết sẽ thanh toán dứt điểm 204, 697 tỷ đồng cho nông dân

Tập đoàn Lộc Trời cam kết sẽ thanh toán dứt điểm số nợ 204,697 tỷ đồng cho nông dân An Giang vào ngày 20/05 tới đây.

Quảng Bình triển khai chiến lược gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 220 triệu USD?
Quảng Bình triển khai chiến lược gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 220 triệu USD?

Với mục tiêu tăng cường vai trò của doanh nghiệp và thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn, tỉnh Quảng Bình đang hướng đến việc đạt mức xuất khẩu 220 triệu USD. Đây là một phần của nỗ lực chung để đẩy mạnh phát triển xuất khẩu hàng hóa trong khu vực.