Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thông tin Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg về điều chỉnh giá điện

Bộ Công Thương vừa thông tin về dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời mong muốn nhận được ý kiến góp ý của người dân, khách hàng sử dụng điện, các Bộ, cơ quan, đơn vị, các cơ quan báo chí, truyền hình, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học về nội dung Dự thảo.

Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 về bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định; chỉ đạo của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ soạn thảo bao gồm đại diện các Bộ, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan để xây dựng Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg (sau đây gọi tắt là Dự thảo).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Dự thảo đã được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và website Bộ Công Thương để lấy ý kiến nhân dân và các khách hàng sử dụng điện. Bộ Công Thương cung cấp một số thông tin chính như sau:

Sự cần thiết sửa đổi Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg

Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg được ban hành và có hiệu lực thi hành từ năm 2017. Với mục tiêu hoàn thiện các cơ chế chính sách hướng tới việc phát triển năng lượng quốc gia nói chung và ngành Điện nói riêng phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh minh bạch theo quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020, Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo này nhằm khắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong quy định hiện hành tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, cụ thể như sau:

Một là, khắc phục vướng mắc về tần suất điều chỉnh giá điện. Quyết định số 24/20017/QĐ-TTg quy định giá điện được điều chỉnh với thời gian tối thiểu là 6 tháng 1 lần. Dự thảo sửa đổi tần suất điều chỉnh giá điện để phù hợp với thực tế và thuận tiện trong triển khai thực hiện trong thời gian tới. Cùng với đó, các nội dung về hồ sơ, phương pháp tính toán, số liệu sử dụng, thời gian, trình tự, thủ tục và trách nhiệm cụ thể của các Bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong việc lập, thẩm định, quyết định điều chỉnh và giám sát thực hiện việc điều chỉnh giá bán lẻ điện được quy định cụ thể trong Dự thảo.

Hai là, về cơ cấu tổ chức, Chính phủ thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (năm 2018), thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật, thay thế vai trò, trách nhiệm của Bộ Công Thương trước đây. Do đó, Dự thảo bổ sung sự tham gia của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong quá trình xem xét, thẩm định điều chỉnh giá điện và kiểm tra giám sát.

Ba là, Dự thảo Quyết định được sửa đổi phù hợp với cấp độ thị trường bán buôn điện cạnh tranh với cơ chế nhiều người mua - nhiều người bántham gia cạnh tranh trong thị trường điện.

Nội dung chính của Dự thảo

Trên cơ sở kế thừa những nội dung còn phù hợp của Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg và khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, Dự thảo được xây dựng và bao gồm một số nội dung chính như sau:

Một là, quy định về điều chỉnh giảm giá điện. Dự thảo kế thừa và làm rõ quy định điều chỉnh giảm giá điện khi thông số đầu vào biến động làm giá bán lẻ điện bình quân tính toán giảm. Nếu kết quả tính toán giá bán lẻ điện bình quân giảm ở bất kỳ mức nào thì EVN phải điều chỉnh giảm giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng, thời gian thực hiện điều chỉnh giảm giá điện từ ngày 1 tháng 10 của năm đó.

Hai là, về hồ sơ, phương pháp tính toán và số liệu sử dụng. Dự thảo quy định rõ hồ sơ xây dựng phương án giá điện hằng năm, cụ thể như sau:

Báo cáo tài chính, Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN được kiểm toán do đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện;

Kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của năm trước liền kề năm tính giá do Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện;

Các thông số đầu vào tính toán giá điện được cập nhật thực tế thực hiện của 6 tháng đầu năm và dự kiến cho 6 tháng còn lại của năm tính giá;

Sửa đổi, bổ sung phương pháp và công thức lập giá bán điện bình quân phù hợp với thiết kế thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

Ba là, quy định cụ thể về các mốc thời gian, trình tự, thủ tục, trách nhiệm và thẩm quyền trong việc lập và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân hằng năm. Cụ thể, chu kỳ tính toán và điều chỉnh giá điện được quy định thực hiện 1 lần/năm. Dự thảo quy định rõ trước ngày 1 tháng 8 hằng năm, EVN có trách nhiệm tính toán giá bán lẻ điện bình quân của năm căn cứ các số liệu nêu trên và quy định thời điểm điều chỉnh giá điện cố định vào ngày 1 tháng 10 hằng năm.

Dự thảo kế thừa quy định hiện hành tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, theo đó EVN được quyền điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân đến mức dưới 5%. Trường hợp khi chi phí đầu vào tăng dẫn đến phải điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ 5% trở lên thì EVN phải lập hồ sơ báo cáo. Sau khi Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và có ý kiến thì EVN được điều chỉnh tăng giá điện.

Với trường hợp tăng từ 10% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành hoặc ngoài khung giá hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá cho ý kiến trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến cuối cùng về việc điều chỉnh giá điện để EVN thực hiện.

Bốn là, kế thừa quy định hiện hành tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, Dự thảo lần này quy định chi tiết hơn việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện, kiểm tra điều chỉnh giá điện, trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan và bổ sung vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Năm là, nhằm đảm bảo giá điện phản ánh kịp thời biến động của các thông số đầu vào tác động tới chi phí sản xuất kinh doanh điện, tránh trường hợp để treo chưa thanh toán các chi phí phát sinh thực tế, dẫn tới trường hợp giá điện tăng đột biến trong một lần điều chỉnh giá điện, Dự thảo đề nghị khi có biến động thông số đầu vào dẫn tới giá điện tính toán tăng từ 1% trở lên thì giá điện sẽ được xem xét điều chỉnh (thay vì mức 3% như quy định hiện hành).

Sáu là, Dự thảo bổ sung quy định về trình tự, thủ tục chung để thực hiện hỗ trợ giảm tiền điện khi có chỉ đạo của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ. Qua đó tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc hỗ trợ giảm tiền điện như đã triển khai hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong 2 năm 2020 và 2021.

Như vậy, Dự thảo đã sửa đổi, bổ sung, làm rõ nhiều nội dung liên quan đến phương pháp tính toán, số liệu sử dụng cũng như trình tự, thủ tục và thẩm quyền trong quá trình xây dựng và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân hằng năm, đảm bảo công khai minh bạch trong điều hành giá điện theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kế hoạch xây dựng và ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg

Thực hiện theo quy trình tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương đã đăng tải công khai Dự thảo trên trang thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Công Thương để lấy ý kiến người dân và khách hàng sử dụng điện, đồng thời gửi văn bản tới các Bộ, địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan đề nghị tham gia góp ý.

Bộ Công Thương mong muốn nhận được ý kiến góp ý của người dân, khách hàng sử dụng điện, các Bộ, cơ quan, đơn vị, các cơ quan báo chí, truyền hình, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học về nội dung Dự thảo. Bộ Công Thương sẽ tổng hợp, tiếp thu ý kiến và hoàn thiện Dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trong quý IV năm 2022.

 Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh giành 7 huy chương tại Giải Vô địch trẻ Đấu kiếm Quốc gia 2024
Quảng Ninh giành 7 huy chương tại Giải Vô địch trẻ Đấu kiếm Quốc gia 2024

Giải vô địch trẻ Đấu kiếm quốc gia lần thứ XIII năm 2024 diễn ra tại Bắc Ninh vừa kết thúc. Đoàn Quảng Ninh tham dự giải giành 7 huy chương các loại, trong đó có 1 HCV.

Bắc Ninh phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 50% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Bắc Ninh phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 50% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024 và Đề án thí điểm OCOP du lịch tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2023 - 2025. Đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự, chủ trì.

Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam tại khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền
Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam tại khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

Việt Nam, với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025 đã có những đóng góp tích cực xuyên suốt Khóa họp, ghi dấu ấn trong năm 2024 và xa hơn, góp phần xây dựng xây dựng hình ảnh Việt Nam luôn chủ động, trách nhiệm trong việc thúc đẩy các giá trị nhân quyền toàn cầu.

Nghệ An phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024
Nghệ An phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND TP. Vinh tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Đồng thời, khai trương “Tuyến phố có kiểm soát an toàn thực phẩm” trên tuyến đường Lê Mao kéo dài.

Tuyên bố chung về hợp tác phòng chống di cư bất hợp pháp Việt Nam và Anh
Tuyên bố chung về hợp tác phòng chống di cư bất hợp pháp Việt Nam và Anh

Thứ trưởng Michael Tomlinson nhấn mạnh, di cư bất hợp pháp là vấn đề toàn cầu. Thỏa thuận là một bước hợp tác quan trọng với một đối tác quan trọng như Việt Nam nhằm đảm bảo hai bên cùng phối hợp ngăn chặn sự bóc lột của các băng nhóm buôn người và cứu mạng các nạn nhân.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với ông Giang Tuấn Anh
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với ông Giang Tuấn Anh

Dùng 23 tài khoản thao túng cổ phiếu Đầu tư Sao Thăng Long (DST), ông Giang Tuấn Anh bị xử phạt 575 triệu đồng