Thu hẹp dần khoảng cách về mức sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Theo đó, thời gian thực hiện Chương trình là 10 năm, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025; giai đoạn II: Từ năm 2026 đến năm 2030.
Chương trình nhằm thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước. Đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Về kinh phí thực hiện Chương trình, Nghị quyết nêu rõ: Tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2021 - 2025, tối thiểu là 137.664 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách trung ương là 104.954 tỷ đồng; ngân sách địa phương: 10.016 tỷ đồng; vốn tín dụng chính sách: 19.727 tỷ đồng; vốn huy động hợp pháp khác: 2.967 tỷ đồng.
Ảnh minh họa
Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Căn cứ kết quả thực hiện của Chương trình giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ trình Quốc hội quyết định nguồn lực thực hiện Chương trình giai đoạn 2026 - 2030.
Nguyên tắc thực hiện Chương trình là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất; bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ, sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng, người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số.
Một nguyên tắc khác là phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh; đa dạng hóa nguồn lực, trong đó ngân sách nhà nước là quan trọng và có ý nghĩa quyết định, ưu tiên phân bổ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong thực hiện Chương trình; huy động, khuyến khích sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành; phòng, chống các biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện Chương trình.
Quốc hội giao Chính phủ tổ chức tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và 21 Chương trình mục tiêu đang thực hiện, trên cơ sở đó xác định nội dung, đối tượng, địa bàn cụ thể triển khai thực hiện Chương trình, tránh trùng lặp, chồng chéo giữa các Chương trình. Chính phủ nghiên cứu, vận dụng các cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm, điều kiện của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của 2 Chương trình mục tiêu quốc gia và các Chương trình mục tiêu đang thực hiện để đưa vào Chương trình này; bảo đảm địa bàn đặc biệt khó khăn được ưu tiên đầu tư ở mức cao nhất.
Chính phủ chỉ đạo xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi theo quan điểm, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và cơ chế quản lý, điều hành quy định tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; tập trung nguồn lực đầu tư để giải quyết các vấn đề bức thiết của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, theo thứ tự ưu tiên.
Đến năm 2025, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở địa bàn đặc biệt khó khăn, nhất là vùng nguy cơ cao về thiên tai; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, đảm bảo cho người dân có thu nhập ổn định từ bảo vệ, phát triển rừng, bảo đảm sinh kế bền vững; đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu; chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia; quan tâm công tác truyền thông, tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.
Chính phủ quyết định đầu tư Chương trình theo đúng quy định của Luật Đầu tư công; quy định cơ chế đặc thù trong tổ chức quản lý, thực hiện Chương trình phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; ban hành tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù.
Trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục rà soát, cân đối, bố trí ngân sách trung ương bổ sung cho Chương trình theo hướng tăng chi đầu tư phát triển, hỗ trợ để tăng vốn tín dụng chính sách và có giải pháp huy động hợp lý các nguồn vốn ODA, vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, vốn xã hội hóa cho Chương trình.
Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Chương trình tại kỳ họp cuối năm. Năm 2025 tổng kết việc thực hiện Chương trình giai đoạn I, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thực hiện Chương trình giai đoạn II từ năm 2026 đến năm 2030.
PV
Tin mới
Diễn giả Phạm Hồng Phong bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ VNPT Lào Cai
Nhận lời mời của Ban giám đốc VNPT Lào Cai, diễn giả Phạm Hồng Phong đã có chuyến công tác nhằm đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ nòng cốt của đơn vị về kỹ năng tư vấn, thuyết trình, tự tin làm chủ sân khấu...
Họp báo ra mắt nhân sự Đoàn Nghệ thuật ATV2
Mới đây, tại Hà Nội, Đoàn Nghệ thuật ATV2 phối hợp với Trung tâm Thơ ca Việt Nam, tổ chức buổi họp báo ra mắt nhân sự Đoàn Nghệ thuật ATV2.
Tính năng khách hàng V.I.P trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, công tác chăm sóc khách hàng, đảm bảo quyền lợi và tri ân đối với khách hàng V.I.P, Agribank triển khai chức năng khách hàng V.I.P trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking - giúp khách hàng có thể trực tiếp tìm kiếm được các chương trình, chính sách ưu đãi và tư vấn dành riêng cho từng phân hạng khách hàng V.I.P ngay trên ứng dụng...
Quảng cáo sản phẩm Viên uống sáng da DIONE vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo
Qua công tác hậu kiểm việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên Internet và môi trường mạng, Cục An toàn thực phẩm phát hiện trên trang: https://eva.vn/lam-dep-moi-ngay/hoi-sinh-lan-da-cang-mong-hong-hao-voi-vien-uong-sang-da-dione-c291a566385.html quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống sáng da DIONE vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm...
Thị trường, tiêu dùng nội địa luôn luôn là bệ đỡ cho các doanh nghiệp trong mọi tình huống
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh, cơ chế phải tạo ra đột phá, cú huých mạnh cho doanh nghiệp từ chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, thị trường nội địa.
Bão Koinu giật cấp 17 đang hướng vào Biển Đông
Theo Trung tâm Dự báo hhí tượng thủy văn quốc gia, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão Koinu mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Bắc, khoảng 10km/h.
Câu chuyện thương hiệu
Bức tranh thương hiệu ACM - Tập đoàn Khoáng sản Á Cường
Hành trình xây dựng thương hiệu Xianxi của CEO Văn Sơn
Meyhomes Capital Phú Quốc - The Infinity: Ưu đãi khủng kích hoạt “bom tấn” đầu tư cuối năm
Quỹ Chăm sóc Sức khỏe Gia đình Việt Nam mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng
Hồ Chí Minh: Doanh nhân Thanh Hóa gắn kết giao thương hỗ trợ doanh nghiệp thành viên
Bức tranh thương hiệu Nam A Bank - Ngân hàng TMCP Nam Á