Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng: Cần phải tách hoạt động khoa học ra khỏi hoạt động hành chính

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế -xã hội sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, phải tách khoa học ra khỏi hành chính, tránh tình trạng hành chính hóa nghiên cứu khoa học.

THCL - Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế  -xã hội sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, phải tách khoa học ra khỏi hành chính, tránh tình trạng hành chính hóa nghiên cứu khoa học.

Theo Thủ tướng Chính phủ, năm qua, chưa bao giờ chúng ta gặp thiên tai địch họa lớn như thế, nhất là trong nông nghiệp nhưng cuối cùng, các chỉ tiêu kinh tế xã hội quan trọng được căn bản hoàn thành. Những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội đó có đóng góp quan trọng của khoa học và công nghệ (KHCN).

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, có 5 yếu tố cơ bản để tạo nên sự phát triển của KHCN, gồm: thể chế, cơ chế, môi trường; con người; nguồn lực; cơ sở hạ tầng cho KHCN và năng lực hội nhập cho đất nước. Ngoài 5 yếu tố này thì năng lực kiến tạo quản trị của nhà nước rất quan trọng đối với sự phát triển của KHCN, Thủ tướng đánh giá.

"Làm Nhà nước, Bộ, tỉnh thậm chí là Chính phủ mà không kiến tạo được sự phát triển của KHCN thì trách nhiệm là của chúng ta", Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng: Cần phải tách hoạt động khoa học ra khỏi hoạt động hành chính - Hình 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị trực tuyến khoa học và công nghệ

Do vậy, theo Thủ tướng, cần tạo ra những thể chế thông thoáng để phát huy nhân tài, sử dụng người tài, kể cả những người chưa vào Đảng, kiều bào, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài về cống hiến cho quê hướng đất nước. "Thực tế đất nước ta có nhiều cá nhân trẻ tuổi và tài năng", Thủ tướng cho hay.

Tại hội nghị, Thủ tướng đã chỉ ra một số điểm tồn tại. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam xếp thứ 56, nhưng chỉ số sẵn sàng về công nghệ đứng thứ 92/140 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Cũng theo Thủ tướng, nghiên cứu nhiều thứ, nhiều lĩnh vực nhưng ứng dụng thực tế còn ít. Đầu tư cho KHCN cần phải bám sát hơn nhu cầu thực tiễn, ưu tiên đầu tư các đề tài phục vụ thiết thực đất nước, cố gắng sử dụng hiệu quả nguồn lực KHCN.

Thủ tướng cũng chỉ ra Hội đồng thẩm định,đánh giá đề tài còn có bất hợp lý, ít sát thực tế có lúc còn cảm tính, hiệu quả sử dụng có lúc còn thấp. Ngoài ra, một số lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ KHCN còn bất cập, phải nghiêm túc rút kinh nghiệm như đo lường chất lượng “người ta kêu dữ lắm”, sở hữu trí tuệ hay mô hình nghiên cứu chưa có sự kết hợp tốt giữa các cơ quan nghiên cứu, giữa cơ quan nghiên cứu với đời sống.

Nhắc lại nhiều lần yêu cầu nghiên cứu KH, các nhà KH phải gắn liền với đời sống, với thực tiễn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đầu tư cho KHCN cần phải bám sát hơn nhu cầu thực tiễn, thiết thực hơn.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, nghiên cứu KHCN phải gắn với thị trường trên cơ sở hiểu thị trường đang cần gì, sẽ cần gì để đưa ra hướng đi phù hợp? Chất lượng nghiên cứu KHCN phải do thị trường quyết định. Thủ tướng nhắc lại lời dạy của Bác Hồ năm 1963: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng nhằm nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi.

Các tổ chức khoa học và nhà khoa học phải lăn lộn trong thực tiễn, quan hệ chặt chẽ với các xí nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất, phải biết công nhân, nông dân yêu cầu gì, học làm ăn và sinh sống như thế nào, họ cần được giúp đỡ, chuyển giao, phổ biến những tiến bộ khoa học công nghệ như thế nào”.

Thủ tướng cũng dẫn lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định, khoa học phải từ sản xuất mà ra, phải quay lại phục vụ sản xuất quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm CNXH thắng lợi. Các tổ chức KH và nhà khoa học phải lăn lộn trong thực tiễn, quan hệ chặt chẽ với các xí nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất, phải biết công nhân yêu cầu gì, làm ăn sinh sống như thế nào, họ cần chuyển giao, giúp đỡ phổ biến những tiến bộ KHCN như thế nào.

"Đó là những lời dạy của Bác Hồ và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là định hướng chung cho KHCN nước nhà", Thủ tướng khẳng định.

 Ngọc Linh

Tin mới

Ngân hàng Eximbank nợ xấu tăng tăng 58% so với đầu năm 2023, lãi giảm 26,5%
Ngân hàng Eximbank nợ xấu tăng tăng 58% so với đầu năm 2023, lãi giảm 26,5%

Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, EIB) cho thấy nhà băng này năm 2023 có thu nhập lãi thuần 1.397 tỷ đồng, giảm 2,79% so với cùng kỳ một năm trước. Trong năm 2023, Eximbank trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 694 tỷ đồng, tăng 6,7 lần so với năm trước (103 tỷ đồng).

Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu
Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu

Ngay sau khi cổ phiếu HPX được giao dịch trở lại, Công ty CP Đầu tư Hải Phát lên kế hoạch chào bán hơn 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á
Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sự cố sập cầu ở Baltimore trong tuần này sẽ là lực cản đối với thị trường xuất khẩu than của Mỹ trong năm nay.