Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Sáng 19/10/2019, tại TP. Nam Định (Nam Định), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghịPhó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị

Tham dự hội nghị có, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Nguyễn Sinh Hùng; Thường trực Ban Bí thư, Trần Quốc Vượng; Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016- 2021;  Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn;  lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan truyền thông báo chí...

Hội nghị là dấu mốc quan trọng để tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Tại Hội nghị Trung ương 7 (khóa X), Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặt ra mục tiêu: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; đến 2020 có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Thực hiện Nghị quyết số 26, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương và  khẩn trương xây dựng Chương trình hành động, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 - đây là giải pháp thiết thực nhất để cụ thể hóa Nghị quyết số 26; đồng thời, phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” để vận động, huy động các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội và nhân dân cả nước chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới.

Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 và 9 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị các cấp, các lực lượng xã hội và sự hưởng ứng, chung tay, góp sức của nhân dân, cả nước đã đạt được những thành tựu to lớn.

Theo đó, khu vực nông thôn đã có những chuyển biến rõ nét trên hầu hết mọi lĩnh vực phát triển, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống của nông dân, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Kết quả nổi bật là đã hoàn thành trước gần 2 năm mục tiêu xây dựng nông thôn mới; thu nhập của người dân tăng gần 3 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.

Đến tháng 10/2019, cả nước đã có 4.665 xã (52,4%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành vượt 2,4% so với mục tiêu 10 năm (2010-2020) của Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao.

Trong số các xã được công nhận đạt chuẩn, có 87 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 và 42 xã vùng bãi ngang ven biển, hải đảo. Đồng thời, đã có 63 xã đạt chuẩn nâng cao và đã có địa phương có xã đạt chuẩn kiểu mẫu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Có 8 tỉnh, thành phố có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ).

Cả nước đã có 109 đơn vị cấp huyện của 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Đặc biệt, hai tỉnh Nam Định và Đồng Nai có 100% xã và 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn tăng nhanh, gấp gần 3 lần so với năm 2010 (12,8 triệu/người năm 2010, 35,9 triệu đồng/người năm 2018).

Khoảng cách về thu nhập giữa nông thôn và thành thị giảm từ 2,1 lần năm 2010 xuống còn 1,8 lần năm 2018. Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm nhanh (giảm bình quân khoảng 1,5%/năm).

Tính chung trong cả 9 năm qua, cả nước đã huy động được trên 2,4 triệu tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới. Trong đó, ngân sách nhà nước trên 670 nghìn tỷ đồng (chiếm 27,7%); vốn tín dụng trên 1,39 triệu tỷ đồng (chiếm 57,6%); vốn doanh nghiệp trên 118 nghìn tỷ đồng (chiếm 4,9%); đóng góp của nhân dân gần 236 nghìn tỷ đồng (chiếm 9,8%).

Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn đã có những đổi thay vượt bậc; bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, từng bước đáp ứng nhu cầu nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân...

Quang cảnh hội nghịQuang cảnh hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia đề nghị, các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương và các nhà khoa học tập trung nghiên cứu, thảo luận để làm rõ một số vấn đề.

Một là, đánh giá những thành tựu, kết quả nổi bật của chương trình trong thời gian vừa qua, nhất là nhìn nhận, đánh giá lại công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới từ Trung ương đến cơ sở.

Hai là, đánh giá vai trò và sáng tạo của người dân; kinh nghiệm tuyên truyền, vận động thu hút, lôi cuốn người dân, giúp người dân thấy được quyền và lợi ích chính đáng của mình, từ đó sẵn sàng chung sức, đồng lòng tham gia xây dựng nông thôn mới.

Ba là, chỉ ra những bài học kinh nghiệm thành công cũng như những tồn tại, hạn chế, những bất cập để phục vụ tốt hơn cho công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới những năm tiếp theo.

Bốn là, nghiên cứu ban hành khung khổ pháp lý để triển khai chương trình và đề xuất chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tiêu chí, các văn bản hướng dẫn để triển khai xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn mới.

Năm là, đề xuất các giải pháp, cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ phù hợp với thực tiễn, thiết thực và hiệu quả hơn, để phát triển nông thôn hài hòa, hướng tới chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ngày càng tốt hơn, trong đó tập trung vào xây dựng khung khổ chính sách cho xây dựng nông thôn mới của cả nước giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030; lựa chọn các nội dung để đưa vào văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc và Đại hội Đảng các cấp.

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.
VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.

VPBank sẽ trích ra số tiền lên tới 1,8 tỷ đồng từ mỗi sổ tiết kiệm mở mới hoặc giao dịch trên VPBank NEO (thỏa mãn điều kiện) để đóng góp vào Quỹ Tấm lòng Việt, cùng chương trình Cặp lá yêu thương nối dài ước mơ tới trường cho các em nhỏ vùng cao.

Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt

UBND TP. Hải Phòng vừa có chỉ đạo tại Văn bản 867/UBND–NN yêu cầu UBND các huyện, quận nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trên địa bàn.

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới
Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới

Chiều 2/5, tại Văn phòng UBND huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của UBND tỉnh phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ông Tô Hiếu Trung, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh.

Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai
Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai

Cục An toàn thực phẩm đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại cơ sở bánh mì trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - cách đây 70 năm - giáng một đòn chí mạng vào các nước phương Tây, cũng như nỗ lực duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp. Lần đầu tiên, quân đội của một nước thuộc địa nhỏ bé tại châu Á - đã đánh bại quân đội một cường quốc tại châu Âu, tạo ra một cơn địa chấn chính trị, làm rung chuyển toàn thế giới…

Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5
Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5

UBND huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp với Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức Ngày hội di sản Then và Hội nghị “Giải pháp bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng” trong 2 ngày (9 và 10/5).