Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Sáng 31/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến toà
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030  (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Phiên họp được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ đến 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tham dự Hội nghị tại các điểm cầu, có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Đinh Tiến Dũng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên; Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp đơn vị hành chính là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành; tác động đến người dân, doanh nghiệp và các chủ thể khác. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển của đất nước, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là yêu cầu cần thiết nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương lớn của Đảng. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII định hướng nhiệm vụ xây dựng chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm địa bàn; kiện toàn tổ chức, tinh giảm hợp lý đầu mối, bỏ cấp trung gian, thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử.

Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 37-NQ/TW, Kết luận số 48-KL/TW, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 và gần đây nhất, Chính phủ ban hành Nghị quyết 117/NQ-CP về Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025.

Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tiếp tục quán triệt, triển khai chỉ đạo của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2030.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có quy mô nhỏ, không bảo đảm tiêu chuẩn quy định, sẽ khắc phục tình trạng phân tán nguồn lực, không khai thác được hết tiềm năng, chia cắt không gian phát triển; gây khó khăn trong lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng; đồng thời góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành phải quyết liệt chỉ đạo, điều hành thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính linh hoạt, hợp lý; bảo đảm bộ máy hành chính vẫn hoạt động trơn tru - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành phải quyết liệt chỉ đạo, điều hành thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính linh hoạt, hợp lý; bảo đảm bộ máy hành chính vẫn hoạt động trơn tru (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Tuy nhiên, quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có thể gây xáo trộn cả trong hoạt động của các đơn vị hành chính và ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp. Do đó, các cấp, ngành phải quyết liệt chỉ đạo, điều hành thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính sao cho linh hoạt, hợp lý; bảo đảm bộ máy hành chính vẫn hoạt động trơn tru. Đặc biệt, sau khi sắp xếp đơn vị hành chính sẽ dôi dư nhân lực, cơ sở vật chất… do đó phải xử lý linh hoạt, phù hợp, tránh lãng phí nguồn lực của đất nước. Kinh nghiệm cho thấy nơi nào, chỗ nào thống nhất về mặt nhận thức, tư tưởng thì công việc suôn sẻ, nếu không thì sẽ gây ắch tắc, chậm trễ, gây lãng phí nguồn lực.

"Công việc thì nhiều, thời gian thì ít, yêu cầu thì cao, nguồn lực thì có hạn; do đó, cần sự vào cuộc quyết liệt, tích cực, tập trung và hiệu quả; các ngành, địa phương cần chia sẻ những kinh nghiệm quý, bài học hay, cũng như nêu các khó khăn có thể lường trước, đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục trong quá trình thực hiện", Thủ tướng chỉ rõ.

Những việc đã làm được thì phát huy, những mặt chưa được cần khắc phục với tinh thần là tinh giản bộ máy nhưng phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm hệ thống hoạt động tốt, mang lại hiệu quả chung cho đất nước, nhân dân.

Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe giới thiệu nội dung Nghị quyết số 37-NQ/TW, Kết luận số 48-KL/TW, Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15, Nghị quyết 117/NQ-CP về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Bên cạnh đó, Hội nghị cũng được nghe các hướng dẫn các bước sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; việc rà soát, thực hiện điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch; việc điều chỉnh địa giới hành chính; việc quản lý tài chính, biên chế…

Theo chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Quê hương, con người Hải An được giới thiệu qua con đường bích họa đẹp mĩ mãn (bài 3)
Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Quê hương, con người Hải An được giới thiệu qua con đường bích họa đẹp mĩ mãn (bài 3)

Thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, xã Hải An, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định lựa chọn tiêu chí văn hóa là lĩnh vực nổi trội. Điển nhấn là con đường bích họa dài gần 2 km mang nhiều chủ đề khác nhau.

Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Xã chuyển đổi số có hệ thống phát wifi miễn phí, camera an ninh hoạt động suốt ngày đêm (bài 2)
Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Xã chuyển đổi số có hệ thống phát wifi miễn phí, camera an ninh hoạt động suốt ngày đêm (bài 2)

Năm 2012, xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định về đích nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là xã đầu tiên của tỉnh Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về chuyển đổi số.

Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Giao Phong chuyển mình trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh (bài 1)
Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Giao Phong chuyển mình trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh (bài 1)

Nông thôn mới đem đến luồng gió mới, thay đổi toàn diện bộ mặt xã Giao Phong - xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Nam Định. Nơi đây đã thực sự trở thành miền quê đáng sống, là địa chỉ đáng tin cậy để các địa phương trong và ngoài tỉnh về tham quan, học hỏi kinh nghiệm…

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Chương trình hành động của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng chính sách xã hội
Chương trình hành động của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng chính sách xã hội

Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Công bố chất lượng dịch vụ 10 doanh nghiệp bưu chính
Công bố chất lượng dịch vụ 10 doanh nghiệp bưu chính

Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố đánh giá chất lượng dịch vụ bưu chính năm 2023 của 10 doanh nghiệp.