Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương
Sáng 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương trên cả nước nhằm Đánh giá tình hình Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Tình hình kinh tế - xã hội nửa năm qua tiếp tục phát triển tích cực với mức tăng trưởng 7,08%. Ngân hàng thế giới dự báo kinh tế Việt Nam trong năm nay có thể đạt mức tăng trưởng 6,8%, lạm phát dưới 4%. Trong khi đó, tổ chức đánh giá Fit cũng nhận định kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Thủ tướng nhấn mạnh, điều đáng mừng là các chỉ số an sinh xã hội đều được cải thiện. Số người phải cứu đói giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Nhà nước cũng đã phát miễn phí 22 triệu thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Chỉ số lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước và với công cuộc phòng chống tham nhũng đều tăng cao. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý các bộ, ngành và địa phương phải có các giải pháp đối với các vấn đề xã hội, cũng như bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
Theo số liệu báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tốc độ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm ước đạt 7,08%, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục có bước tăng trưởng vượt bật, 6 tháng đầu năm tăng khoảng 3,93%, đóng góp 9,7% vào mức tăng trưởng chung; Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 9,07%, đóng góp 48,9% vào mức tăng trưởng chung, trong đó riêng công nghiệp tăng 9,28%, ngành xây dựng tăng 7,93%; Khu vực dịch vụ tăng 6,9%, tương đương mức cùng kỳ năm 2017 (6,89%), đóng góp 41,4% vào mức tăng trưởng chung.
Tính đến tháng 6/2018, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 651.720 tỷ đồng (bằng 49,4% dự toán, tăng 14,3% so cùng kỳ năm 2017); tổng chi cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 649.200 tỷ đồng (bằng 42,6% dự toán, tăng 11,3%).
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2018 theo giá hiện hành ước đạt 747,6 nghìn tỷ đồng (bằng 32,9% GDP và tăng 10,1% so cùng kỳ năm 2017), gồm: Khu vực Nhà nước ước đạt 249,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 33,4% tổng vốn và tăng 3,3%); Khu vực ngoài Nhà nước ước đạt 308,4 nghìn tỷ đồng (chiếm 41,3% và tăng 17,5%); Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 189,4 nghìn tỷ đồng (chiếm 25,3% và tăng 8,5%). Trong đó:
Vốn đầu tư ngân sách nhà nước thực hiện 6 tháng đầu năm ước đạt 124,2 nghìn tỷ đồng (tăng 9,4%, giải ngân ước đạt 32,53% dự toán).
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm FDI) tính đến ngày 20/6/2018 ước đạt 20,33 tỷ USD (tăng 5,7%), giải ngân vốn FDI ước đạt 8,37 tỷ USD (tăng 8,4%).
Lãnh đạo Chính phủ tham dự hội nghị
Trong tháng có 12.209 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký 132.108 tỷ đồng (tăng 10,7% về số doanh nghiệp và tăng 26% về số vốn đăng ký với tháng trước). Tình hình chung 6 tháng đầu năm, cả nước có 64.531 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký 648.967 tỷ đồng (tăng 5,3% về số doanh nghiệp và tăng 8,9% về số vốn đăng ký so cùng kỳ năm 2017); tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng ước đạt 10,1 tỷ đồng (tăng 3,4%). Trong 6 tháng đầu năm, có 16.449 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 7% so cùng kỳ năm 2017).
Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nền kinh tế vẫn còn một số vấn đề cần được quan tâm. Mô hình tốc độ tăng GDP năm 2018 có xu hướng giảm dần, từ 7,45% của quý I (sau khi đánh giá lại) đã giảm xuống còn 6,79% của quý II và 7,08% của 6 tháng. Tuy vẫn ở mức khá, nhưng để đạt được mục tiêu kịch bản tăng trưởng đề ra 6,7% thì cần có sự nỗ lực, phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa, cố gắng đạt khoảng 6,53% vào quý III và 6,36% vào quý IV.
Lý do là các quý cuối năm 2017 đã đạt mức tăng trưởng rất cao, nên tăng trưởng các quý cuối năm 2018 nếu đạt trên 6% là rất tích cực. Một số tổ chức quốc tế vẫn dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2018 ở mức khá.
Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, liên tiếp hai tháng 5 và 6, chỉ số CPI đã có sự tăng mạnh so với tháng trước đó, tháng 5 là 0,55%, tháng 6 là 0,61%. Đây là mức tăng cao, nếu tiếp diễn như vậy thì khả năng rất khó kiểm soát mục tiêu CPI bình quân cả năm dưới 4%. Giá dầu thế giới đã có xu hướng chững lại, giảm được sức ép lên giá cả, lạm phát trong nước và kích thích sản xuất nhưng dự kiến còn 2 đợt giá cả có thể tăng cao, là vào dịp bắt đầu năm học mới và tháng cuối năm.
Quang cảnh hội nghị
Dự báo tình hình kinh tế, thương mại thế giới 6 tháng cuối năm tuy có dấu hiệu tăng chậm lại nhưng vẫn ở mức khá. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo kinh tế thế giới sẽ không duy trì được đà tăng trưởng khá vào năm 2019 và có tác động rất lớn đối với các nước đang phát triển, nước có xuất khẩu lớn, trong đó có Việt Nam. Do vậy, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc dự phòng trước các phương án, đối sách để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và mức tăng trưởng kinh tế hợp lý là rất cần thiết, trong đó tập trung đẩy nhanh cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển về chất lượng trong tất cả các ngành, lĩnh vực, qua đó tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động khó lường của kinh tế và thương mại thế giới.
Bên cạnh đó, tình hình thiên tai, cháy nổ, tai nạn giao thông có diễn biến phức tạp. Lũ sớm đã xảy ra tại các tỉnh miền núi phía bắc, nhất là Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Thiên tai trong 6 tháng đầu năm đã làm 33 người chết và mất tích, thiệt hại ước tính khoảng 808 tỷ đồng.
Công tác phòng, chống thiên tai, cháy nổ và tai nạn giao thông cần được đặc biệt quan tâm nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể xảy ra, bảo đảm ổn định xã hội và bảo vệ thành quả phát triển kinh tế-xã hội đã đạt được trong thời gian qua...
Theo chương trình làm việc, Hội nghị sẽ diễn ra đến 18h30 chiều nay.
Nguyễn Kiên
Tin mới
Thanh Hóa: Thông qua kế hoạch diễn tập khu vực phòng thủ, phòng chống lụt bão năm 2023
Chiều 2/6, tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa, Ban Chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ, diễn tập phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn đã tổ chức hội nghị thông qua kế hoạch diễn tập cấp huyện.
Siêu thị T&T Mart - Sự lựa chọn tin cậy của người tiêu dùng
Với phương châm kinh doanh “Ưu tiên chất lượng, dịch vụ hàng hóa để làm hài lòng khách hàng” - Siêu thị T&T Mart (địa chỉ đường tỉnh DT 208 thôn Đình Ngọ, xã Hồng Phong, huyện An Dương, Hải Phòng) đã không ngừng lỗ lực, tiếp thu ý kiến khách hàng, thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong kinh doanh nhằm mang lại cho khách hàng chất lượng phục vụ tốt nhất.
Công bố điểm chuẩn vào Trường THPT chuyên Lam Sơn năm học 2023 - 2024
Ngày 2/6, Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) đã công bố kết quả thi và điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2023 - 2024.
Thanh Hóa triển khai chiến dịch bổ sung Vitamin A
Chiến dịch bổ sung Vitamin A năm 2023 tại Thanh Hóa, diễn ra trong tháng 6, dự kiến có khoảng hơn 400.000 trẻ được uống bổ sung Vitamin A liều 200.000UI, hơn 39.000 trẻ được uống bổ sung Vitamin A liều 100.000UI...
Vina CHG phối hợp BCĐ389/Cà Mau tổ chức Hội thảo chống hàng giả trên thương mại điện tử
Ngày 2/6/2023, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389/Cà Mau, Cục QLTT tỉnh Cà Mau phối hợp với Công ty CP Phát triển Khoa học công nghệ Vi Na (Vina CHG) tổ chức Hội thảo về các quy định pháp luật và giải pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử.
SHBFinance chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Krungsri Thái Lan
Chính thức được đồng sở hữu bởi Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Krungsri, SHBFinance đặt mục tiêu, đến năm 2025, sẽ nằm trong Top 4 công ty tài chính tiêu dùng hoạt động an toàn hiệu quả nhất Việt Nam, phục vụ thêm 1 triệu khách hàng hạnh phúc...
Câu chuyện thương hiệu
TPBank gửi triệu món quà may mắn tri ân khách hàng
PC Quảng Ninh: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý vận hành lưới điện
TPBank ủng hộ 5 tỷ đồng xây dựng nhà đại đoàn kết tại tỉnh Điện Biên
Natrumax Việt Nam: Doanh nghiệp của sự sẻ chia
“Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con”
T&T Group ủng hộ 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà cho người nghèo tỉnh Điện Biên