Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với tỉnh Hậu Giang

Sau khi kết thúc chuyến công tác tại TP. Cần Thơ vào tối 27/9/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới TP. Vị Thanh và có cuộc làm việc với Ban thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang, một trong 4 tỉnh khó khăn nhất của ĐBSCL và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với tỉnh Hậu Giang - Hình 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Tỉnh ủy Hậu Giang

Theo báo cáo của Tỉnh ủy Hậu Giang, một trong những trung tâm lúa gạo của Tây Nam Bộ, 9 tháng đầu năm, sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khoảng 1,7% trong bối cảnh thời tiết bất lợi, giá nông sản bấp bênh. Từ đầu năm đến nay, tỉnh xây dựng và công nhận thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số được công nhận lên 19 xã, đạt hơn 35% tổng số xã.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện hơn 12.885 tỷ đồng, tăng 9,8% so cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 761 triệu USD, tăng 38,8%.

Báo cáo cho biết, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đã được thành lập và phê duyệt quy hoạch chung xây dựng với quy mô 5.200 ha, bao gồm các loại hình sản xuất chủ lực là lúa chất lượng cao, thủy sản nước ngọt, chăn nuôi, nấm và chế phẩm vi sinh, cây ăn quả, hiện nay đang triển khai thực hiện các quy hoạch chi tiết và lập các dự án đầu tư.

Tuy nhiên, do lĩnh vực công nghệ cao là lĩnh vực mới, nên việc triển khai gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn đầu tư. Nguồn lực đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai còn hạn chế. Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, lốc xoáy và sạt lở đất diễn biến ngày càng tăng.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ: “Hậu Giang là một tỉnh nghèo do xuất phát điểm thấp, còn dựa vào trợ cấp ngân sách, có thể chưa chủ động trong chi tiêu, đầu tư còn khó khăn. Tôi nói tình hình đó để thấy là không phải Trung ương không thấy hết khó khăn của các đồng chí…”.

Tỉnh đã xây dựng được một số vùng nông nghiệp đặc hữu quy mô khá lớn, lúa chất lượng cao, mía, dứa, cây ăn trái đặc sản, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, đặc biệt xây dựng được một số thương hiệu sản phẩm. Tỉnh có nhiều gia đình có mô hình sản xuất tốt, hiệu quả. Tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo hướng tới nền nông nghiệp hiện đại.

Tuy nhiên, Hậu Giang có vị trí địa lý thấp cùng với thời tiết cực đoan nên hạn hán, xâm nhập mặn, lốc xoáy, sạt lở diễn biến ngày càng phức tạp. Cơ cấu lao động nông thôn còn lớn, chuyển dịch chậm. Nông nghiệp chiếm 27,7% cơ cấu kinh tế nhưng có tới trên 75% lực lượng lao động làm việc ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Số lượng doanh nghiệp còn quá ít với tỷ lệ doanh nghiệp trên dân số chỉ bằng 1/3 cả nước.

“Có 3 xã chưa có đường ô tô đến thì hôm nay tôi giao nhiệm vụ cho Bộ Giao thông vận tải đề xuất nguồn lực, Trung ương sẽ hỗ trợ. Một xã đồng bằng mà không có đường ô tô đến thì quá vô lý”, Thủ tướng nói.

Nhấn mạnh chỉ còn 3 tháng nữa là hết năm 2017, Thủ tướng yêu cầu tỉnh cần quyết liệt chỉ đạo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm, trong đó lưu ý 3 chỉ tiêu có khả năng chưa đạt là tăng trưởng GDP, thu ngân sách và chỉ tiêu môi trường.

“Ngay sau đây, các đồng chí phải họp lại với các ngành, các đơn vị có liên quan được giao để kiểm điểm trách nhiệm từng cá nhân, đơn vị để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh thu nộp thuế và các khoản thu”, Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng nêu rõ, Hậu Giang cần phấn đấu là tỉnh đổi mới sáng tạo, năng động để phát triển thịnh vượng, dựa vào tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương, trong đó cần tập trung phát triển nền nông nghiệp đa chức năng, thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển từ nền nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ phục vụ nông nghiệp. Hậu Giang cần nhân rộng các mô hình hợp tác xã kiểu mới, cần phổ biến trong các hộ dân, các đơn vị sản xuất nông nghiệp về tiêu chuẩn nông sản sạch, an toàn.

Hậu Giang phải căn cứ quy hoạch toàn vùng ĐBSCL, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất, nhất là quy hoạch đất lúa, trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, nâng cao hiệu suất sử dụng đất, sử dụng nước ngọt, tránh khai thác hạ tầng mức nước ngầm.

Tỉnh cần tìm lợi thế so sánh, có lối đi để có điều kiện phát triển, ví dụ xây dựng các khu, cụm công nghiệp có đất sạch để thu hút doanh nghiệp hay có diện tích để làm nông nghiệp công nghệ cao.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục quảng bá thương hiệu chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông nghiệp; ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức sản xuất; tiếp tục phát triển một số cây trồng vật nuôi chủ lực.Tìm phương án, cách làm tốt nhất để tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là đường đến trung tâm xã.

Phải chú trọng bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế, kết nối với các tỉnh trong vùng và Thành phố HCM. Tỉnh cần phát huy hơn nữa thành tích xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch, củng cố niềm tin của người dân đối với các cấp chính quyền.

Thanh Bình

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Mỹ ký ban hành luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine
Tổng thống Mỹ ký ban hành luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine

Nguồn ngân sách mới cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ nhanh chóng công bố gói viện trợ mới trị giá 1 tỷ USD dành cho Ukraine - bao gồm xe bọc thép, đạn cho các hệ thống phòng không, pháo binh, chống tăng...

Học giả Argentina ca ngợi ngày thống nhất đất nước 30/4 của Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi ngày thống nhất đất nước 30/4 của Việt Nam

Học giả Argentina cho rằng, trên nền tảng chiến thắng năm 1975, nhân dân Việt Nam đã xây dựng đất nước ngày một phát triển, vị thế trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

Giá lúa gạo Việt Nam "hạ nhiệt" trong giai đoạn vừa qua là hợp lý
Giá lúa gạo Việt Nam "hạ nhiệt" trong giai đoạn vừa qua là hợp lý

Ngày 26/4, tại Cần Thơ, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Vấn đề giá lúa gạo giảm thời gian qua cũng được đưa ra thảo luận.

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”
Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”

Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) và phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Không tùy tiện tăng giá, ép khách, gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá, ép khách, gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có đề nghị các sở du lịch, sở VHTT&DL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Tàu kéo sà lan chìm trên biển Lý Sơn, 3 người tử vong
Tàu kéo sà lan chìm trên biển Lý Sơn, 3 người tử vong

Thông tin từ Cảng vụ Hàng hải tỉnh Quảng Ngãi, trên vùng biển gần đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi xảy ra vụ chìm tàu khiến 5 người rơi xuống biển. Hiện đã tìm được 3 thi thể.