Sáng 30/3/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc, bàn các giải pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc cho hơn 1.500 dự án đã tồn đọng kéo dài. Thủ tướng đề nghị ưu tiên lựa chọn nhóm các dự án đầu tư công, dự án đầu tư theo hình thức PPP...để có phương hướng, giải pháp xử lý, không để lãng phí nguồn lực đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hai con số.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng. Ảnh Dương Giang/TTXVN.

Báo cáo tại phiên họp, đại diện Bộ Tài chính cho biết, tổng số các dự án đang gặp khó khăn vướng mắc là 1.533 dự án (trong đó có 338 dự án đầu tư công, 1.126 dự án đầu tư ngoài ngân sách và 69 dự án PPP). Trong đó, thẩm quyền xử lý của Quốc hội là 22 dự án; thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ là 136 dự án; thẩm quyền xử lý của các bộ ngành 107 dự án và còn lại là thẩm quyền xử lý của các địa phương. Đối với 2 bệnh viện là Bệnh viện Bạch Mai Cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức, Chính phủ đã có Nghị quyết 34 để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và sớm đưa 2 dự án vào hoạt động phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, bảo đảm mục tiêu chống lãng phí.

Tại phiên họp, đại diện các bộ, ngành tập trung thảo luận nguyên tắc, phương hướng xử lý giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án.

Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Thế Tùng nêu thực tế câu chuyện khó khăn nhiều năm liên quan đến khâu giải phóng mặt bằng: "Câu chuyện giải phóng mặt bằng, tất cả đã được quy định trong Luật. Nhưng tại sao chậm? Bởi vì sợ trách nhiệm. Tôi đề nghị xây dựng quy trình cụ thể về giải phóng mặt bằng. Nếu tất cả những vấn đề liên quan đến pháp lý, quyền lợi của người dân xong rồi mà khi thực hiện dự án không chấp hành thì nộp tiền đền bù đó vào ngân hàng rồi tổ chức cưỡng chế. Quyết liệt như thế mới triển khai được. Thắt chặt quy định bằng pháp luật và bằng quy trình để tạo điều kiện cho địa phương không phải sợ".

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu. Ảnh Dương Giang/TTXVN.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho rằng, việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dư án phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quy định "đúng quy định của pháp luật" cũng lại vướng trên thực tế: "Các địa phương khi xử lý dự án vướng mắc lại thấy có những quy định pháp luật không có thì lại cho rằng không thực hiện được theo quy pháp luật cũ. Nếu ghi "đúng quy định của pháp luật" thì hay vướng. Tôi đề nghị thêm 1 nội dung "trường hợp pháp luật chưa có quy định điều chỉnh hoặc có quy định nhưng chưa giải quyết được thì cơ quan có thẩm quyền phải ban hành văn bản hoặc đề xuất văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết".

Báo cáo tại phiên họp, đại diện Bộ Tài chính cho biết, tổng số các dự án đang gặp khó khăn vướng mắc là 1.533 dự án (trong đó có 338 dự án đầu tư công, 1.126 dự án đầu tư ngoài ngân sách và 69 dự án PPP). Trong đó, thẩm quyền xử lý của Quốc hội là 22 dự án; thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ là 136 dự án; thẩm quyền xử lý của các bộ ngành 107 dự án và còn lại là thẩm quyền xử lý của các địa phương. Đối với 2 bệnh viện là Bệnh viện Bạch Mai Cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức, Chính phủ đã có Nghị quyết 34 để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và sớm đưa 2 dự án vào hoạt động phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, bảo đảm mục tiêu chống lãng phí.

Tại phiên họp, đại diện các bộ, ngành tập trung thảo luận nguyên tắc, phương hướng xử lý giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án.

Dự án tồn đọng, kéo dài. Ảnh minh họa, nguồn hanoimoi.vn.
Dự án tồn đọng, kéo dài. Ảnh minh họa, nguồn hanoimoi.vn.

Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Thế Tùng nêu thực tế câu chuyện khó khăn nhiều năm liên quan đến khâu giải phóng mặt bằng: "Câu chuyện giải phóng mặt bằng, tất cả đã được quy định trong Luật. Nhưng tại sao chậm? Bởi vì sợ trách nhiệm. Tôi đề nghị xây dựng quy trình cụ thể về giải phóng mặt bằng. Nếu tất cả những vấn đề liên quan đến pháp lý, quyền lợi của người dân xong rồi mà khi thực hiện dự án không chấp hành thì nộp tiền đền bù đó vào ngân hàng rồi tổ chức cưỡng chế. Quyết liệt như thế mới triển khai được. Thắt chặt quy định bằng pháp luật và bằng quy trình để tạo điều kiện cho địa phương không phải sợ".

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho rằng, việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dư án phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quy định "đúng quy định của pháp luật" cũng lại vướng trên thực tế: "Các địa phương khi xử lý dự án vướng mắc lại thấy có những quy định pháp luật không có thì lại cho rằng không thực hiện được theo quy pháp luật cũ. Nếu ghi "đúng quy định của pháp luật" thì hay vướng. Tôi đề nghị thêm 1 nội dung "trường hợp pháp luật chưa có quy định điều chỉnh hoặc có quy định nhưng chưa giải quyết được thì cơ quan có thẩm quyền phải ban hành văn bản hoặc đề xuất văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết".

Theo VOV.vn/báo Tin tức