Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Romania, trưa 22/01 (giờ địa phương) tại thủ đô Bucharest, Romania, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu cùng dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Romania.

Trưa 22/1 (giờ địa phương) tại thủ đô Bucharest, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu cùng dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Romania - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trưa 22/01 (giờ địa phương) tại thủ đô Bucharest, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu cùng dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Romania. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Đại sứ quán Việt Nam tại Romania phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Romania tổ chức.

Tại diễn đàn, các đại biểu được giới thiệu về tiềm năng, môi trường, cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam và Romania; nghe giới thiệu về khả năng và kế hoạch đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp hai nước. Các doanh nghiệp cũng tìm hiểu chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước; các lĩnh vực ưu tiên; chơ chế chính sách; thủ tục, hạ tầng, nguồn nhân lực… Cùng với đó, doanh nghiệp hai bên cùng trao đổi, kết nối để hợp tác đầu tư, kinh doanh.

Thủ tướng Romania cho biết tại hội đàm cùng ngày, ông và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là tăng cường trao đổi thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư vào các dự án; với đánh giá chung là kim ngạch thương mại hiện nay không phản ánh tiềm năng hợp tác thực sự của hai nước.

Do đó, hai bên đặt mục tiêu tăng trưởng thương mại song phương không ngừng để tăng gấp đôi kim ngạch so với hiện nay vào năm 2030; đồng thời khuyến khích càng nhiều công ty Romania và Việt Nam có mặt tại thị trường hai nước càng tốt, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, xuất khẩu sang nước thứ ba.

Ông nhấn mạnh những lĩnh vực hợp tác trọng tâm như công nghệ thông tin, dược phẩm, nông sản và thực phẩm. Ông cũng mong muốn các sản phẩm chất lượng cao của Romania có mặt nhiều hơn tại thị trường Việt Nam.

Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Đại sứ quán Việt Nam tại Romania phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Romania tổ chức - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Đại sứ quán Việt Nam tại Romania phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Romania tổ chức. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

"Tôi khuyến khích các nhà đầu tư Việt Nam tận dụng những cơ hội đặc biệt mà Romania mang lại và sẽ tiếp tục phát triển. Quan hệ thương mại vững chắc giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu dựa trên Hiệp định thương mại tự do EVFTA không thể bỏ qua cửa ngõ Biển Đen để vào thị trường Châu Âu, cụ thể là cảng Constanta. Cảng Constanta và cảng Danube sẽ có ý nghĩa quan trọng trên các tuyến đường xuyên lục địa đang phát triển giữa Châu Á và Châu Âu", Thủ tướng Romania nói.

Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng ký kết các thỏa thuận hợp tác giữa các cảng của Romania với các cảng ở Việt Nam như Hải Phòng; mong muốn các sự kiện trong tương lai về đầu tư và thương mại sẽ diễn ra tại các thành phố cảng của hai nước và trước hết là tại cảng Constanta.

Sau khi Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu có ý kiến phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, trải qua gần 75 năm, quan hệ truyền thống Việt Nam – Romania phát triển tốt đẹp; được xây đắp và thử thách qua các thời kỳ lịch sử, những năm gần đây, quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Romania được mở rộng và đi vào chiều sâu trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, thương mại, nông nghiệp, công nghiệp, lao động, du lịch, giáo dục và đào tạo… Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, lòng tin chính trị của hai nước đang rất cao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin những nét cơ bản về tình hình, các yếu tố nền tảng, chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin những nét cơ bản về tình hình, các yếu tố nền tảng, chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam... Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Thông tin những nét cơ bản về tình hình, các yếu tố nền tảng, chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam phát triển dựa trên 3 trụ cột là: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả. Xuyên suốt quá trình đó, lấy con người là trung tâm, chủ thể, động lực, là mục tiêu và là nguồn lực của sự phát triển; không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, môi trường lấy tăng trưởng đơn thuần. Cùng với đó, tập trung thực hiện 03 đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng, với mục tiêu thông thoáng về chính sách, thông suốt về hạ tầng và thông minh về quản trị.

"Đây là những yếu tố nền tảng, thuận lợi để các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ; giảm giá thành sản phẩm; tăng tính cạnh tranh; qua đó phát triển hiệu quả, bền vững, lâu dài tại Việt Nam", Thủ tướng khẳng định.

Việt Nam và Romania có một nền tảng quan hệ chính trị tốt để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư.

Thủ tướng khẳng định, với quan điểm "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Romania đầu tư kinh doanh hiệu quả, lâu dài và bền vững tại Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng khẳng định, với quan điểm "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Romania đầu tư kinh doanh hiệu quả, lâu dài và bền vững tại Việt Nam. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Cảm ơn Romania đã đóng vai trò tích cực trong việc ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) và là một trong những nước EU đầu tiên phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVIPA), Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai bên tận dụng các hiệp định này để hợp tác phát triển.

Cùng với đó, tăng cường trao đổi, kết nối, đầu tư vào các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và Romania có thế mạnh như cơ khí, máy móc chuyên dụng, thiết bị y tế, dược phẩm, viễn thông, công nghiệp sản xuất ô tô, năng lượng tái tạo, khai khoáng, lọc hóa dầu…

Thủ tướng cho biết, đã giao Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng các cơ quan liên quan rà soát, cái gì tốt phải phát huy, cái gì chưa tốt phải khắc phục ngay để thúc đẩy hợp tác lao động giữa hai bên.

Thủ tướng khẳng định, với quan điểm "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Romania đầu tư kinh doanh hiệu quả, lâu dài và bền vững tại Việt Nam; tin tưởng doanh nghiệp hai nước sẽ hợp tác, tầu tư, góp phần hiện thực hóa các thỏa thuận cấp cao, vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Romania ngày càng phát triển sâu rộng, hiệu quả, mang lại phồn vinh và hạnh phúc cho nhân dân hai nước.

PV/Chinhphu.vn