Việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ thúc đẩy giao thương của các tỉnh. Khác với kênh bán hàng truyền thống, kênh thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có thể giới thiệu, quảng bá và đưa thông tin đầy đủ, chi tiết về sản phẩm OCOP và những sản phẩm đặc sản vùng miền của Thành phố đến với người tiêu dùng trong nước.
Nhưng dù biết việc đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử sẽ là kênh bán hàng chính thống trong thời điểm hiện tại và tương lai nhưng do hạn chế về nguồn lực kinh tế, con người nên nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp vẫn đứng bên ngoài sàn thương mại điện tử.
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã và đang được áp dụng tại nhiều tỉnh thành, khu vực trên cả nước, trong đó Khánh Hoà là một trong những tỉnh nổi bật và điển hình về việc ứng dụng công nghệ số và quản lý thông tin đối với các sản phẩm OCOP.
Khác với kênh bán hàng truyền thống, kênh thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có thể giới thiệu, quảng bá và đưa thông tin đầy đủ, chi tiết về sản phẩm OCOP và những sản phẩm đặc sản vùng miền của Khánh Hoà đến với người tiêu dùng trong nước.
Tuy nhiên, khó khăn đặt ra hiện nay đối với tỉnh Khánh Hoà là làm thế nào để các loại sản phẩm nông sản ở tỉnh có thể đứng vững và phát triển mạnh trên thị trường, trong khi người nông dân thì chủ yếu tập trung vào việc đầu tư thâm canh để tăng năng suất và sản lượng, còn các tiểu thương chỉ muốn bán được hàng hóa với mức có lãi. Chính vì vậy, hàng hóa nông sản luôn chịu nhiều rủi ro nhất về thị trường tiêu thụ và nông dân là người chịu nhiều thiệt thòi nhất.
Để phát triển nông nghiệp sinh thái, chuyển đổi số trong nông nghiệp và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, Liên minh hợp tác xã tỉnh đã hỗ trợ các hợp tác xã tham gia vào 9 chuỗi liên kết sản xuất cung cấp thực phẩm nông, thủy sản an toàn có sự tham gia của doanh nghiệp, nông dân và hợp tác xã.
Các chuỗi liên kết này không chỉ tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, mà đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng giá trị gia tăng cho người lao động và người tiêu dùng. Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương nói riêng và kinh tế cả nước nói chung.
Sự kết hợp giữa công nghệ và quản lý đã giúp tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp và đưa chúng lên các sàn giao dịch thương mại điện tử, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế.
Theo bà Hà Hồng Hạnh - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa chia sẻ hiện nay, việc thông tin về ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, xây dựng mã vùng trồng, nhật ký điện tử, hệ thống truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị trong phát triển sản xuất kinh doanh là một yêu cầu chính đáng của nông dân.
Nhiều cơ sở đã áp dụng công nghệ hiện đại trong tổ chức sản xuất, quản lý trang trại, truy xuất nguồn gốc điện tử, ứng dụng công nghệ thông minh trong phân loại sản phẩm, vận chuyển, bảo quản nông sản, đưa nông sản lên sàn giao dịch thương mại điện tử...để nâng cao giá trị nông sản. Đây chính là nền tảng để ngành nông nghiệp tỉnh khai thác có hiệu quả thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hướng tới tiếp tục phát triển nông nghiệp toàn diện.
Việc đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử không chỉ đóng vai trò giúp mở rộng thị trường tiêu thụ, mà còn góp phần từng bước hoàn thiện khâu tiêu thụ sản phẩm.
PV