Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thương hiệu gạo Việt Nam ngày càng đáp ứng được từ các thị trường khó tính

Những tín hiệu xuất khẩu gạo khởi sắc đầu năm một phần do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; xâm nhập sâu vào các thị trường “khó tính” như châu Âu. Chính những điều này tiếp tục khẳng định chất lượng gạo Việt Nam ngày càng gia tăng và đáp ứng được yêu cầu khắt khe từ các thị trường.

Vùng ĐBSCL là vựa lúa của cả nước, mỗi năm vùng sản xuất từ 24 đến 25 triệu tấn lúa đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm qua xuất khẩu gạo đã mang về cho Việt Nam hơn 4,6 tỷ USD, tăng cả về lượng và kim ngạch xuất khẩu, đây được xem là năm thắng lợi của ngành hàng lúa gạo. Ngay trong quý I/2024 con số ấn tượng khi Việt Nam đã xuất khẩu gần 2,2 triệu tấn gạo với trị giá 1,4 tỷ USD, giá trung bình hơn 653 USD/tấn. Xuất khẩu gạo đã tăng hơn 17% về lượng và hơn 45 % về trị giá so với năm 2023. Xuất khẩu gạo trong quý I vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Xuất khẩu khởi sắc cơ hội để khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam
Xuất khẩu khởi sắc - cơ hội để khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ cấu giống và xuất khẩu gạo của Việt Nam có trên 80% giống chất lượng cao, đặc sản đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu. Là vùng sản xuất lúa gạo trong điểm của các nước nên việc linh hoạt rải vụ sản xuất ở vùng ĐBSCL thời gian qua đã giải tỏa áp lực thu hoạch, thu mua cho người dân, doanh nghiệp, điều này đã chứng minh qua các mùa vụ khi sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu lúa gạo đã gắn kết chặt chẽ với nhau.

"Cơ cấu giống để xuất khẩu của Việt Nam có trên 80% lúa chất lượng cao và lúa đặc sản đáp ứng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Vấn đề thứ hai khi mà mở rộng thị trường khi mà các tham tán của Bộ Công Thương cũng như Bộ NN&PTNT cho thấy rằng các thị trường khó tính thì các tiêu chuẩn họ đặt ra rất khắt khe, vì thế tổ chức sản xuất để đáp ứng các yêu cầu đạt chuẩn này. Vấn đề thứ ba là phối hợp với các địa phương tổ chức các vùng nguyên liệu để đáp ứng được nhu cầu các doanh nghiệp", ông Tùng nhấn mạnh.

Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, xuất khẩu gạo sang châu Âu, châu Mỹ trong năm 2023 chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhưng 3 tháng đầu năm nay, có sự tăng đột biến. Xuất khẩu sang khu vực này đạt hơn 181.000 tấn, trị giá 135,9 triệu USD, tăng 218,3% so với cùng kỳ. Các thị trường nhập khẩu chính là Pháp, Đức, Hà Lan, Cu Ba, Mỹ, Brazil…

Theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, tổng lượng gạo hạn ngạch mà Chính phủ Indonesia quyết định nhập khẩu trong năm là 3,6 triệu tấn so với dự kiến ban đầu. Riêng Trung Quốc có xu hướng quay trở lại nhập khẩu gạo nhiều hơn từ các nước Đông Nam Á.

Ông Tạ Hoàng Linh cũng chỉ ra tại châu Âu, Việt Nam đứng thứ 12 trong số các nước xuất khẩu gạo vào thị trường này. Đây là thị trường tiềm năng nhưng rất khắt khe và khó tính, nhất là đối với sản phẩm nông sản. Nhìn chung, gạo Việt Nam khó cạnh tranh về giá và mẫu mã với các đối thủ chính ở các phân khúc phổ thông, trước những quốc gia đã có mặt ở thị trường này từ rất lâu và chiếm thị phần lớn như Thái Lan và Ấn Độ.

Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu, châu Mỹ khuyến cáo cần tập trung xuất khẩu gạo sang 2 khu vực này ở phân khúc gạo cao cấp, các loại gạo thơm, giá trị cao, đặc sản, đặc trưng có thương hiệu Việt Nam (như ST24, ST25). Đồng thời, phát triển các sản phẩm chế biến làm từ gạo như phở, bún, bánh đa,… sẽ có thể mang lại hiệu quả và tiềm năng to lớn.

Thiên Trường (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra tiến độ Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra tiến độ Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh

Nhắm phát huy lợi thế là địa phương duy nhất trong cả nước có chung đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc; hiện thực hóa chủ trương thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư cho kết cấu hạ tầng cảng biển của Bộ GT-VT; đẩy mạnh phát triển kinh tế biển và vận tải đường biển..., năm 2021, Quảng Ninh khởi công đầu tư xây dựng Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh và đường nối.

Khởi tố 3 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy tại cơ sở AMG Lounge – Bar
Khởi tố 3 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy tại cơ sở AMG Lounge – Bar

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 3 bị can về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tại cơ sở AMG Lounge – Bar, phường Yên Thanh, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Chung kết Hội thi báo cáo viên giỏi huyện Thuỷ Nguyên năm 2024
Chung kết Hội thi báo cáo viên giỏi huyện Thuỷ Nguyên năm 2024

Huyện uỷ Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng vừa tổ chức chung kết Hội thi báo cáo viên giỏi năm 2024.

Động thổ dự án xây dựng, nâng cấp Đài tưởng niệm các anh hùng Liệt sỹ huyện An Dương
Động thổ dự án xây dựng, nâng cấp Đài tưởng niệm các anh hùng Liệt sỹ huyện An Dương

Hướng tới kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện An Dương (TP. Hải Phòng) vừa tổ chức Lễ động thổ dự án “Xây dựng, nâng cấp Đài tưởng niệm các anh hùng Liệt sỹ huyện An Dương”.

Lạng Sơn: Tổ chức Chợ Nhân đạo năm 2024 hưởng ứng Tháng Nhân đạo 2024
Lạng Sơn: Tổ chức Chợ Nhân đạo năm 2024 hưởng ứng Tháng Nhân đạo 2024

Ngày 19/5, tại xã Hồng Thái, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn phối hợp với UBND huyện Bình Gia tổ chức chương trình Chợ Nhân đạo năm 2024. Đây là hoạt động hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2024, với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”.

Dự án Trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Khu Công nghệ cao TP.HCM đang nhận được sự quan tâm của hai nhà đầu tư lớn
Dự án Trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Khu Công nghệ cao TP.HCM đang nhận được sự quan tâm của hai nhà đầu tư lớn

Hai nhà đầu tư lớn là Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) và Coteccons (Việt Nam) mong muốn được đầu tư Dự án Trung tâm Dữ liệu tại Khu Công nghệ cao TP.HCM với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD.