Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường

Được mệnh danh là điểm sáng trong sản xuất xanh tại Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) với việc chi hàng tỷ đồng mỗi năm để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc hàng loạt các kho chế biến than của Công ty CP Than Hà Lầm – Vinacomin chưa được phê duyệt về môi trường khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Than Hà Lầm – Điểm sáng trong sản xuất xanh

Công ty CP Than Hà Lầm – Vinacomin (Công ty Than Hà Lầm – PV) là đơn vị khai thác than hầm lò có bề dày lịch sử trên 60 năm xây dựng và phát triển. Các thế hệ công nhân, cán bộ của Công ty đã lao động sáng tạo, phát huy nội lực, sản xuất hàng chục triệu tấn than cho Tổ quốc, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Than. Đặc biệt, Than Hà Lầm là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất Than, hướng tới mục tiêu “Mỏ xanh - sạch - đẹp, mỏ hiện đại, mỏ an toàn, mỏ ít người".

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Công ty 1/8/1960 - 1/8/2010. Công ty cổ phần Than Hà Lầm - TKV vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương độc lập hạng nhất.

Với 64 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành từ vài công trường khai thác phân tán, thủ công, nay Hà Lầm đã là một Công ty có quy mô sản xuất lớn, công nghệ hiện đại. Đội ngũ công nhân đông đảo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề ngày càng được nâng lên đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất. Mỗi công nhân, cán bộ Công ty Cổ phần Than Hà Lầm luôn tự hào về truyền thống, về trang sử hào hùng, vẻ vang của mình trong những năm tháng khó khăn, gian khổ cũng như trong bước đường đi lên, tự hào về những danh hiệu cao quý mà Đảng và Quốc hội, Nhà nước đã trao tặng cho các thế hệ thợ mỏ Hà Lầm: Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

Công ty CP Than Hà Lầm - Vinacomin được mệnh danh là điểm sáng trong sản xuất xanh tại Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) với việc chi hàng tỷ đồng mỗi năm để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
Công ty CP Than Hà Lầm - Vinacomin được mệnh danh là điểm sáng trong sản xuất xanh tại Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) với việc chi hàng tỷ đồng mỗi năm để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.

Song song với công tác sản xuất, kinh doanh thì công tác bảo vệ môi trường trong nhiều năm qua luôn được công ty quan tâm đầu tư. Theo đó, để hạn chế, giảm thiểu tối đa các tác động, ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình khai thác khoáng sản đến môi trường, hàng năm, công ty đều lập kế hoạch chi phí quỹ môi trường với tỷ lệ 0,3% tổng chi phí sản xuất của công ty để đảm bảo nguồn lực tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường thường xuyên của đơn vị. Công ty tập trung chủ yếu vào các hoạt động như: Quan trắc môi trường định kỳ, trồng cây phủ xanh các tuyến đường, bãi thải, khai trường lộ thiên đã dừng hoạt động; xử lý chống bụi các kho than; hoạt động phong trào hưởng ứng bảo vệ môi trường; thu gom xử lý rác thải, chất thải… với tổng chi phí hàng năm trung bình từ 8 - 10 tỷ đồng.

Đặc biệt, trong 3 năm gần đây (năm 2021-2023), Than Hà Lầm đã hoàn thành nhiều công trình, hạng mục cho đầu tư, nâng cấp, cải tạo môi trường như hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định đóng cửa mỏ đối với dự án: Khai thác lộ thiên khu II Vỉa 11; dự án khai thác phần ngầm từ -50 đến lộ vỉa và khai thác lộ thiên Tây phay K Hữu Nghị; dự án cải tạo, mở rộng khai thác lộ thiên Khu II Vỉa 11. Cả 3 dự án này Than Hà Lầm đã hoàn thành trồng cây phủ xanh với tổng diện tích phủ xanh đã được xác nhận lên đến 26,51 ha.

Bên cạnh đó, công ty cũng đã đầu tư và đưa vào sử dụng 5 hệ thống phun sương cao áp cho các nhà kho than. Phạm vi phun sương, bao phủ của mỗi hệ thống có bán kính đạt từ 110m đến khoảng 150m. Thiết bị được đầu tư với mục đích ngăn ngừa, giảm thiểu bụi phát sinh trong quá trình hoạt động của các thiết bị xưởng sàng, ôtô máy xúc trong các kho than của công ty. Đồng thời, công ty đã đầu tư kè rọ đá củng cố hồ lắng +22 với khối lượng khoảng 1.000 rọ đá, củng cố tuyến mương thoát nước khu vực mặt bằng +75 với khối lượng 651 rọ (tương đương khoảng 1.300m3 đá hộc) nhằm đảm bảo công năng hoạt động của hồ lắng và an toàn hoạt động của tuyến đường, khu dân cư, cải thiện cảnh quan khu vực…

Hàng loạt kho chế biến than không phê duyệt môi trường?

Mặc dù chi rất nhiều kinh phí phục vụ công tác bảo vệ môi trường, thế nhưng hiện tại 3 kho chế biến than của Công ty Than Hà Lầm đang tồn tại, hoạt động công khai nhưng chưa được phê duyệt về môi trường.

Vị trí kho than sàng tuyển số 3 nằm sát khu dân cư nhưng chưa có giấy phép về môi trường?
Vị trí kho than sàng tuyển số 3 nằm sát khu dân cư nhưng chưa có giấy phép về môi trường?
Hệ thống sàng tuyển bên trong kho 3.
Hệ thống sàng tuyển bên trong kho 3.

Theo tài liệu, Công ty Than Hà Lầm còn 1 dự án khai thác khoáng sản đang hoạt động đó là Dự án khai thác dưới mức -50, mỏ than Hà Lầm được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ngày 26/10/2006.

Ngày 28/12/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành giấy xác nhận số 104/GXN-BTNMT xác nhận việc Công ty Than Hà Lầm đã hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án Đầu tư xây dựng công trình khai thác phần dưới mức -50, mỏ than Hà Lầm, tỉnh Quảng Ninh.

Hiện tại, Công ty Than Hà Lầm tồn tại 3 kho than bảo gồm: kho than số 3 được TKV công nhận năm 2008; kho than số 5 và số 6 được công nhận năm 2018. Tuy nhiên, tại báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ngày 26/10/2006 thì không có sự tồn tại của 3 kho than trên.

Đồng thời, tại Điều 4 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 1542/QĐ-BNMT yêu cầu rất rõ: Trường hợp có những thay đổi về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt trong quá trình triển khai thực hiện Dự án,

Chủ dự án phải có văn bản báo cáo và chỉ được thực hiện những nội dung thay đổi đó sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Kho 5 chuyên dùng để chứa than cũng chưa được cấp phép môi trường.
Kho 5 chuyên dùng để chứa than cũng chưa được cấp phép môi trường.

Theo ghi nhận của phóng viên Thương hiệu và Công luận, tại kho than số 3 có hệ thống sàng tuyển lớn, mặc dù lượng than sàng tuyển ở đây ít nhưng nằm giáp khu dân cư khi sàng tuyển phát tán lượng bụi gây ô nhiễm môi trường và tiếng ồn rất lớn.

Tại kho than số 5 là kho chuyên dùng để tập kết các chủng loại than.

Đặc biệt, kho than số 6 là kho than chính đang được sử dụng nhiều hệ thống sàng nghiền được bố trí đồ sộ, sàng tuyển từ nguồn than nguyên khai ra các chủng loại than thành phẩm với công suất lớn. Các bãi than lớn bãi được che bạt bãi thì không.

Trên mặt bằng kho có hệ thống bể lắng nhưng không có hệ thống đường cống, rãnh gom nước thải sàn.

Kho 6 là kho than thuê đơn vị bên ngoài chế biến than cũng không có phê duyệt về môi trường?
Kho 6 là kho than thuê Công ty Than Hà Lầm thuê đơn vị bên ngoài chế biến than cũng không có phê duyệt về môi trường?

Bà T một người dân phường Hà Trung cho biết: Kho than số 3 này tồn tại rất lâu rồi, đợt cao điểm sàng tuyển chế biến nhà cửa lúc nào cũng trong tình trạng bụi bặm.

Trao đổi với phóng viên Thương hiệu và Công luận, đại diện Công ty CP Than Hà Lầm – Vinacomin cho biết: Ba kho than trên là hạng mục bổ trợ của Dự án khai thác dưới mức -50, mỏ than Hà Lầm chưa được phê duyệt trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường năm 2006, đồng thời công ty cũng chưa thực hiện báo cáo Bộ Tài nguyên môi trường về vấn đề này.

“Hiện tại, Công ty đang triển khai các thủ tục pháp lý để các cơ quan chức năng cấp Giấy phép môi trường cho các kho than trên.” Đại diện Công ty CP Than Hà Lầm – Vinacomin cho hay.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực phối trộn, chế biến than thì hoạt động này gây phát tán một lượng bụi than rất lớn, ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ, đời sống của người dân xung quanh.

“Hoạt động phối trộn, chế biến bằng hình thức nào đi chăng nữa thì cũng cần được nhà nước cho phép. Trước khi đi vào hoạt động cần đánh giá những ảnh hưởng của nó tới môi trường xung quanh từ đó đưa ra những giải pháp bảo vệ môi trường cần thiết để khắc phục những ảnh huởng đó.” Chuyên gia nhấn mạnh.

Ngoài ra, Luật môi trường cũng chỉ rõ  trách nhiệm của các cơ sở sản xuất trong việc bảo vệ môi trường. Trong đó nêu bật sự bắt buộc phải có giải pháp xử lý hóa chất, rác, bụi, tiếng ồn, nguồn nước xả không ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh khu vực sản xuất của cơ sở. Luật cũng chỉ rõ vai trò kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm về môi trường của chính quyền các cấp.

Vẫn biết, khai thác, chế biến, kinh doanh Than là ngành kinh tế trọng điểm là một trong những sự ưu tiên hàng đầu của tỉnh Quảng Ninh. Thế nhưng sản xuất phải gắn bó với môi trường, phát triển kinh tế phải dựa trên những tuân thủ cơ bản về pháp luật.

Vậy tình trạng các kho than của Công ty Than Hà Lầm hoạt động nhiêu năm nay phải chăng đang trở thành thách thức đối với sự giám sát của chính quyền tỉnh Quảng Ninh cũng như trở thành điểm tối trong quá trình sản xuất xanh của đơn vị này?

Khánh Quyên

Bài liên quan

Tin mới

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 17/9 của các công ty chứng khoán.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 17/9 của các công ty chứng khoán.

Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 17/9 của các công ty chứng khoán.

Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo: Mang Tết Trung thu đến với bản “đặc biệt” xã Tân Thành
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo: Mang Tết Trung thu đến với bản “đặc biệt” xã Tân Thành

Ngày 16/9, tại Bản Hà Lệt, xã Tân Thành (huyện Hướng Hóa), Đoàn cơ sở Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) phối hợp với Đoàn cơ sở xã Tân Thành tổ chức Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn thăm, tặng quà trẻ em nhân dịp Tết Trung thu
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn thăm, tặng quà trẻ em nhân dịp Tết Trung thu

Ngày 16/9 (tức ngày 14/8 Âm lịch), Đoàn công tác của tỉnh Lạng Sơn do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà trẻ em ở Trung tâm Hy vọng Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.

Xây dựng Đề án chuyển đổi số cần xác định các mũi đột phá
Xây dựng Đề án chuyển đổi số cần xác định các mũi đột phá

Trong quá trình xác định các mũi đột phá, các bộ, ngành, địa phương bám sát thực tiễn chuyển đổi số, bảo đảm đồng bộ, gắn liền với triển khai Đề án 06 tại bộ, ngành, địa phương mình.

Ngành Y tế Lạng Sơn tập trung chỉ đạo xử lý môi trường, truyền thông phòng chống dịch bệnh cho người dân
Ngành Y tế Lạng Sơn tập trung chỉ đạo xử lý môi trường, truyền thông phòng chống dịch bệnh cho người dân

Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế đến thăm, hỗ trợ và kiểm tra công tác y tế, khắc phục hậu quả bão lụt tại tỉnh Lạng Sơn ngày 16/9/2024

Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu
Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu

Nhân dịp Tết Trung thu năm 2024, nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm bố trí kinh phí, vận động các nguồn tài trợ để tổ chức nhiều hoạt động chăm lo con công nhân lao động, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do bão số 3.