Trong báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2023, nhiều công ty chứng khoán dự đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ suy giảm. Bởi xuất khẩu có nhiều nguy cơ kém phát triển, sản xuất công nghiệp, đầu tư và tiêu dùng trong nước cũng bị ảnh hưởng. 
Giữa bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất của các ngành hàng như lúa gạo, thủy sản vẫn được diễn ra tấp nập, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán.

Giữa bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất của các ngành hàng chủ đạo như lúa gạo, thủy sản được diễn ra tấp nập. Ảnh minh họa
Giữa bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất của các ngành hàng chủ đạo như lúa gạo, thủy sản được diễn ra tấp nập. Ảnh minh họa.

Nhằm tăng doanh thu và sản lượng tới 20% trong năm 2023, Công ty TNHH Hùng Cá, Đồng Tháp đã “tăng tốc” ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới. Phía doanh nghiệp cũng chia sẻ thêm, để tiến độ xuất hàng không bị ảnh hưởng, nguồn công phải được đảm bảo, cũng như các quy trình sản xuất hàng hóa phải được giám sát chặt chẽ.

Đồng quan điểm này, Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, TP. Cần Thơ trong ngày đầu tiên của năm mới, phía nhà máy đã tăng tốc chế biến 300 - 400 tấn gạo để kịp xuất khẩu sang Hàn Quốc. Công ty này cũng bày tỏ sự hân hoan khi thị trường xuất khẩu có nhiều khởi sắc, đơn hàng được giao đúng hạn, không gặp các vấn đề về thông quan…

Kinh tế năm 2023 được dự đoán có nhiều biến động, khó khăn song nhu cầu về lương thực, thực phẩm vẫn sẽ có nhu cầu lớn từ người tiêu dùng. Nắm được điều này, nhiều nhà cung ứng thực phẩm đã gia tăng xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng, củng cố uy tín sản phẩm, tập trung vào mũi nhọn để khơi dậy sức mạnh nông dân, nông thôn. 

Ước tính, trong năm 2023, giá trị kim ngạch của xuất khẩu nông sản tại ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung sẽ lên 54 tỷ USD. 

Hồng Nhung (t/h)