Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp

Năm 2023 sẽ tập trung đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối hệ thống tiêu thụ toàn cầu.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII về kinh tế tập thể và các Nghị quyết, đề án: (i) Nghị quyết về phát triển hợp tác xã nông nghiệp phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; (ii) Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; (iii) Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của HTX nông nghiệp vùng ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 845/QĐ-TTg ngày 19/7/2022). Phối hợp thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020; Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/2/2021. Đồng thời, tiếp tục triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định: Số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018, số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018, số 98/2018/NĐ-CP... Hỗ trợ các HTX liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua sản xuất kinh doanh các sản phẩm chủ lực, ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình sản xuất có chứng nhận, kết nối thị trường. Dự kiến năm 2023, thành lập mới 1.600 HTX nông nghiệp, nâng tổng số lên 22.500 HTX nông nghiệp, trong đó trên 65% xếp loại tốt, khá. Hình thành các tổ hợp tác, trang trại liên kết với doanh nghiệp sản xuất, chế biến và tiêu thụ; dự kiến hết năm 2023 có trên 20.500 trang trại theo tiêu chí mới.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Đổi mới, nâng cao vai trò của các hội, hiệp hội trong tham gia trong xây dựng chính sách, điều hành thị trường, cung cấp thông tin, kết nối thị trường, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Tăng cường liên kết giữa các hợp tác xã, hình thành các hiệp hội ngành hàng, liên hiệp hợp tác xã; tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng, sản phẩm; phát triển các vùng sản xuất tập trung, gắn với công nghiệp chế biến, phát triển thương hiệu nông sản vùng, miền, địa phương phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ. Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp; thực hiện “đồng hành” và tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp đầu tư, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp CNC, nông nghiệp số, sạch, hữu cơ. Phấn đấu thành lập mới 1.800 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp trực tiếp đầu tư vào nông nghiệp lên 16.800 doanh nghiệp.

Sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp, các công ty nông, lâm nghiệp theo phương án và tiến độ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014, Kết luận số 82-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị, Nghị định 118/NĐ-CP, Quyết định 984/QĐ-TTg ngày 23/6/2021 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Minh Anh (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam
Hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng nay (25/4), tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam. Buổi làm việc nhằm phân tích, đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh, các khó khăn cần tháo gỡ đối với ngành da giầy Việt Nam.

Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng
Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 24/4, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số MXV-Index đảo chiều hồi phục 0,35% lên 2.327 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt hơn 4.800 tỷ đồng.

Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng
Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng

Tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Đơn vị vừa phát hiện, xử lý 2 vụ kinh doanh thuốc lá ngoại nhập lậu. theo đó, 2 cơ sở vi phạm đã bị xử phạt 15.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 350 bao thuốc lá.

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.