Về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, công ty nông, lâm nghiệp: Thực hiện Phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2021 - 2025; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc Bộ; quyết định thay đổi mô hoạt động, cơ cấu tổ chức của Công ty Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa,... Trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển các công ty nông, lâm nghiệp; đến nay, đã chuyển sang hoạt động theo mô hình mới 166/256 công ty (đạt 64,8%); thực hiện Kế hoạch của Chính phủ (Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 23/6/2021) triển khai Kết luận 82-KL/TW ngày 29/7/2020; tăng cường kiểm tra việc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp tại các địa phương, theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 và Kết luận 82-KL/TW.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Về phát triển kinh tế hợp tác: Xây dựng kế hoạch của Bộ triển khai thực hiện Nghị Quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể giai đoạn mới; tiếp tục thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các địa phương đã phê duyệt được 933 dự án, kế hoạch liên kết…; triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021 - 2025. Tổ chức thành công các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, như Hội nghị triển khai “Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu NLS đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025” nhằm hình thành 05 vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, liên kết bền vững giữa HTX NN với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ. Các HTX NN kiểu mới hiệu quả được nhân rộng; số lượng HTX, trang trại tiếp tục tăng, dần thích nghi với cơ chế thị trường.

Năm 2022, thành lập mới được 980 HTX NN, nâng tổng số lên 94 Liên hiệp HTX NN (tăng 12 Liên hiệp HTX NN) và gần 21.000 HTX, trong đó khoảng 65% xếp loại khá, tốt và trên 2.000 HTX NN ứng dụng CNC, chuyển đổi số; 2.297 HTX NN thành lập DN trong HTX, 145 HTX NN trực tiếp gia XNK và 1.200 HTX là chủ thể tham gia sản xuất và sở hữu khoảng 40% sản phẩm OCOP cả nước. Hướng dẫn các địa phương xây dựng Kế hoạch đào tạo, tập huấn cho HTX, nông dân và tổ khuyến nông cộng đồng; xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp và địa phương phục vụ xây dựng mã số vùng trồng. Đến nay, có 18.945 trang trại.

Về phát triển doanh nghiệp: Lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp ngày càng lớn mạnh và tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hơn, đang trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản. Năm 2022, thành lập mới 821 doanh nghiệp nông nghiệp, nâng tổng số lên 14.995 doanh nghiệp, tăng hơn 9,8% so với năm 2021. Bên cạnh sự đầu tư, phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng CNC, như: Nafoods, TH, Dabaco Việt Nam, Masan, Lavifood, Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Thương mại và Đầu tư Biển Đông. Bên cạnh đó, huy động, phát huy vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong xây dựng cơ chế chính sách, quy định về kiểm soát và tổ chức kiểm tra, chứng nhận chất lượng sản phẩm; nắm bắt cũng như tiếp nhận phản ánh của các doanh nghiệp để giải quyết các vướng mắc; nắm bắt nhu cầu, khả năng tiêu thụ của thị trường để góp phần điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sản xuất.

Minh Anh