Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao được chuyển giao và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Thời gian qua, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện Kế hoạch số 1057-KH/BCSĐ ngày 27/5/2020 của Ban cán sự đảng Bộ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/09/2019 về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; xây dựng, triển khai: (i) Chiến lược phát triển khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030; (ii) Đề án phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ tiên tiến, công nghệ cao phục vụ cơ cấu lại ngành trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030; (iii) Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030; (iv) Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030; (v) Chương trình sản phẩm quốc gia đến năm 2030; (vi) Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để nghiên cứu, ứng dụng KHCN tạo các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao ở 03 trục sản phẩm, từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến. Xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 về Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030. Thực hiện chương trình nghiên cứu, lựa chọn tạo giống cây trồng, chủ yếu là cây ăn quả, lúa; nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Năm 2022, xây dựng khung nhiệm vụ bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, nghiên cứu chọn tạo giống; triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu về giống cần huy động nguồn lực cấp quốc gia. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ và ứng dụng KHCN trong toàn bộ các khâu của chuỗi giá trị; ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ số, thông tin, viễn thông, viễn thám; nâng cao năng lực hệ thống quản lý nghiên cứu, chọn tạo sản xuất giống cây trồng vật nuôi.

Tiếp tục triển khai thực hiện 307 nhiệm vụ KHCN, môi trường cấp Bộ; nghiệm thu 38 đề tài nghiên cứu khoa học, 14 nhiệm vụ bảo vệ môi trường, kết quả đã công nhận được 18 giống mới và 12 Tiến bộ kỹ thuật mới, quy trình kỹ thuật mới... Nhiều tiến bộ kỹ thuật sau khi áp dụng đã nâng cao hiệu quả của sản xuất tối thiểu từ 10-15%, đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất; sản phẩm nông nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, tổ chức sản xuất bền vững với môi trường. Thực hiện 163 dự án khuyến nông Trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên.

Thực hiện Khung chương trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (các sản phẩm chủ lực) giai đoạn 2018 - 2025. Thực hiện Đề án khung sản phẩm quốc gia theo Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 01/02/2021, bổ sung khoảng 02 - 03 sản phẩm trồng trọt, 01 sản phẩm gỗ, 01 - 02 sản phẩm chăn nuôi vào Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030.

Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp - thủy sản: Tổ chức nghiệm thu các nhiệm vụ KHCN và cập nhật vào báo cáo kết quả Chương trình. Kiện toàn Ban điều hành, triển khai kế hoạch hoạt động thực hiện Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp, hoàn thành tổng hợp đề xuất nhiệm vụ KHCN thuộc Đề án từ các tổ chức KHCN, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã tạo ra được 02 giống ngô mới, 11 tiến bộ kỹ thuật mới; quy trình nhân giống keo lai bạch đàn lai đạt quy mô 3 triệu cây/năm; quy trình công nghệ thụ tinh phân ly giới tính đạt tỷ lệ thụ thai 47% đối với tinh nhập khẩu đông lạnh, quy trình công nghệ tạo phôi phân ly giới tính; quy trình công nghệ bảo quản cá ngừ đại dương bằng công nghệ nano, quy trình công nghệ nuôi siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng hai cấp…

Bộ đã hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh thực hiện công nhận vùng, doanh nghiệp NNƯDCNC. Đến nay, 06 khu NNƯDCNC được TTgCP quyết định thành lập, có 18 vùng NNƯDCNC địa phương công nhận (tăng 06 vùng so với năm 2021); có trên 135 khu sản xuất NNƯDCNC do doanh nghiệp đầu tư; có 290 doanh nghiệp NNƯDCNC, tăng 239 doanh nghiệp so với năm 2021 (trong đó 68 doanh nghiệp do UBND cấp tỉnh công nhận và 23 Doanh nghiệp do Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận, tăng 40 doanh nghiệp).

Bộ đã chỉ đạo xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ công tác quản lý, giám sát chất lượng vật tư và sản phẩm ngành; năm 2022, hoàn thành công bố, ban hành 48 TCVN, 1 QCVN; hủy bỏ 03 QCVN không còn phù hợp; 68 TCVN khác đã được cấp số hiệu đang hoàn thiện để công bố.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.

Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà
Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà

Đến 17h ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập, ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.

Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng
Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng

Tại Phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển.

Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra đột xuất Công ty TNHH MTV Thương Nhung, tổ dân phố Minh Phượng, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng và phát hiện một số vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky cho biết: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mỗi năm, Chính phủ Nga dành 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện tại, có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nga, 70% trong số này đi theo diện học bổng của chính phủ 2 nước.

Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?
Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?

Theo Bộ Giao thông vận tải, tiêu chuẩn quốc gia phương tiện giao thông đường bộ - ô tô quy định việc phân loại ô tô theo mục đích sử dụng đối với ô tô chở người, ô tô chở hàng, ô tô chuyên dùng, ô tô kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo và ô tô chưa hoàn thiện.