Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tiền điện tử: Tiềm ẩn rủi ro “rửa tiền”

Tại Hội thảo “Tiền điện tử và chuỗi khối Blockchain năm 2017”, GS. Hà Tôn Vinh cho rằng, đồng Bitcoin đã liên tục tăng mạnh trong thời gian qua, nguyên nhân do nhiều nhà đầu tư đầu cơ…

Tiền điện tử: Tiềm ẩn rủi ro “rửa tiền” - Hình 1

Tiền điện tử - Tiềm ẩn rủi ro “rửa tiền”

Tiền điện tử (hay tiền mã hóa) là phương thức trao đổi sử dụng mật mã để đảm bảo an toàn giao dịch và kiểm soát các đơn vị tiền mới được tạo ra. Loại tiền này trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian, giúp giảm thiểu phí giao dịch. Tiền điện tử được hoạt động dưới hình thức đồng Bitcoin, đồng Ethereum, đồng Steem…

Tại Việt Nam, tiền điện tử đã xuất hiện từ lâu dưới nhiều hình thức. Trong đó, phổ biến nhất là loại tiền điện tử offline (thẻ trả trước, thẻ thông minh), tiền điện tử online (ví điện tử), đồng Bitcoin… Thực tế những năm qua, đồng Bitcoin đã liên tục tăng, có thời điểm đã tạo thành cơn sốt... Theo dữ liệu của Coindesk, sau khi tăng lên mức giá 4.000 USD vào trung tuần tháng 8/2017 và vượt 4.500 USD vào ngày 18/8, giá Bitcoin trong ngày 29/8/2017, có lúc lên tới 4.693,24 USD.

Chính phủ vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý các loại tài sản ảo, tiền ảo, tiền điện tử. Theo lộ trình, cần báo cáo đánh giá thực trạng để sửa đổi khung pháp lý cần hoàn thành trước tháng 8/2018 và đến cuối năm 2018, phải xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo.

Đồng thời, đến tháng 6/2019, cần xong hồ sơ đề nghị xây dựng khung pháp luật về thuế đối với tài sản ảo, tiền ảo. Ngoài ra, những đề xuất để phòng, chống xử lý các vi phạm liên quan đến loại hình tiền tệ này cũng được Chính phủ giao hoàn thành trước tháng 9/2019.

Bước đi này của Chính phủ là một sự chuẩn bị hết sức cần thiết, kịp thời và phù hợp để đón đầu, từng bước tạo hành lang pháp lý trong việc ứng xử với các loại tài sản và đồng tiền công nghệ trong tương lai.

Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, cần phải thấy rằng phê duyệt Đề án nghiên cứu về Bitcoin và thừa nhận Bitcoin là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau. Nói cách khác, không có gì bảo đảm rằng Chính phủ sẽ thừa nhận và bảo hộ cho Bitcoin trong tương lai khi đề án này được hoàn thiện, triển khai.

Theo TS. Hiếu, chỉ có thể chấp nhận Bitcoin là một sản phẩm hàng hóa trừu tượng được giao dịch trao đổi qua lại trong một phạm vi nhất định. Muốn như thế, Chính phủ cần phải có những quy định cụ thể cho các đồng tiền kỹ thuật số, cụ thể phải định nghĩa được các loại tiền kỹ thuật số là gì? Được giao dịch như thế nào?...

Đặc biêt, quy định chặt chẽ về việc cấp phép hoạt động cho các trung tâm giao dịch. Các trung tâm giao dịch phải đảm bảo được đăng ký theo Luật DN, phải có vốn hóa, có địa chỉ, có ban quản lý… đảm bảo tính công khai, minh bạch. Việc này giúp giảm rủi ro cho các nhà đầu tư; mặt khác, cơ quan chức năng sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc quản lý các giao dịch từ phía nhà đầu tư, cũng như các trung tâm. Ngoài ra, cũng tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng chuyển tiền kỹ thuật số ra nước ngoài để thực hiện hành vi rửa tiền.

Trong khi NHNN khẳng định, việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và đồng Bitcoin nói riêng làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm, không được pháp luật công nhận. NHNN cùng đã nhiều lần cảnh báo những rủi ro đến tiền ảo Bitcoin. NHNN cho rằng, sự xuất hiện của Bitcoin đã gây ra nhiều tác hại, rủi ro cho người sử dụng…

Phan Chinh

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp
Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp

Ngày 26/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.