Thông tin từ Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, 9 tháng đầu năm 2024 ước thu được 20.060 tỷ đồng; trong đó: Thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 9.003 tỷ đồng, đạt 102,3% dự toán, tăng 23,4% so cùng kỳ; thu nội địa 8.708 tỷ đồng, đạt 102,1% dự toán, tăng 23,3% so cùng kỳ.
Các khoản thu chủ yếu như: Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.198 tỷ đồng, đạt 105,7% dự toán, tăng 3,2% so cùng kỳ. Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 1.524 tỷ đồng, đạt 83,3% dự toán, tăng 4,4% so cùng kỳ. Thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh 1.550 tỷ đồng đạt 128,1% dự toán, tăng 92,7% so cùng kỳ.
Tổng chi ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2024 là 12.448 tỷ đồng đạt 84,2% dự toán, tăng 14,3% so cùng kỳ, trong đó: Chi đầu tư phát triển 5.232 tỷ đồng, đạt 107,1% dự toán, tăng 27,6%; chi hành chính sự nghiệp 5.683 tỷ đồng, đạt 68,1% dự toán và tăng 12,3% so cùng kỳ.
Về lĩnh vực ngân hàng: Ước tính đến cuối tháng 9/2024, nguồn vốn huy động đạt 102.492 tỷ đồng, tăng 5,79% so với cuối năm 2023 tương ứng tăng 5.609 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay đạt 101.858 tỷ, tăng 4,68% so với cuối năm 2023, tương ứng tăng 4.554 tỷ.
Hiện LSHĐ đang ở mức rất thấp trong nhiều năm trở lại đây, từ 6,8%/năm trở xuống đối với tất cả các kỳ hạn. Lãi suất dài hạn được điều chỉnh giảm phổ biến từ mức trên 3% đến 4%/năm, thấp nhất là 1,5%/năm đối với tiền gửi tại quầy kỳ hạn 1 tháng, cao nhất ở mức 6,5%/năm đối với kỳ hạn 36 tháng.
Lãi suất cho vay: ngắn hạn VNĐ phổ biến ở mức trên 4%-9%/năm,lãi suất cho vay trung dày hạn VNĐ phổ biến ở mức trên 9%-11%/năm. Tỷ trọng dư nợ các mức lãi suất cao hơn giảm rất mạnh.
Nợ xấu: đến cuối tháng 8/2024 là 2.638,6 tỷ đồng, tỷ lệ 2,61%, tăng 0,99% so với cuối năm 2023. Ước đến cuối tháng 9/2024, nợ xấu là 2.697 tỷ, tỷ lệ nợ xấu 2,65%, tăng 1,04% so với cuối năm 2023.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,2% so tháng 8/2024 (khu vực thành thị tăng 0,26%, nông thôn tăng 0,19%); so cùng kỳ tăng 3,11%.
So với tháng 8/2024, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 9 nhóm tăng: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,79% (lương thực tăng 0,66%, thực phẩm tăng 1,02%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,31%); đồ uống và thuốc lá tăng 0,46%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,3%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,49%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,27%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; bưu chính viễn thông tăng 0,29%; giáo dục tăng 1,02% và nhóm hàng hóa dịch vụ khác tăng 0,49%. Có 2 nhóm có chỉ số IIP giảm: giao thông giảm 3,09%; văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,1%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý III năm 2024 so cùng kỳ tăng 4,09%; một số nhóm hàng có chỉ số giá tăng nhiều trong quý như: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 5,85%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,11%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,98% so cùng kỳ...
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2024 so cùng kỳ tăng 4,37%; một số nhóm hàng có chỉ số giá tăng trong 9 tháng năm 2024 so cùng kỳ như: nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 8,11%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,04%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 5,98%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,82%...
Về đầu tư và xây dựng theo số liệu Thống kê Tiền Giang: Vốn đầu tư toàn xã hội quý III/2024, ước thực hiện được 13.383 tỷ đồng, tăng 10,7% so cùng kỳ; trong đó: vốn đầu tư ngoài Nhà nước 8.198 tỷ đồng, chiếm 61,3%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.252 tỷ đồng, chiếm 9,4%; vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước 3.932 tỷ đồng, chiếm 29,4%.
Chín tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện 33.776 tỷ đồng, đạt 67% kế hoạch, tăng 10,3% so cùng kỳ; trong đó: vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 11.000 tỷ đồng, tăng 18,8%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 3.297 tỷ đồng, giảm 13,8%, vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước 9.639 tỷ đồng, tăng 1,8% so cùng kỳ.
Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý là 3.732 tỷ đồng, đạt 75,2% kế hoạch, giảm 11,8% so cùng kỳ; gồm có: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 3.141 tỷ đồng, giảm 10,8%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 445 tỷ đồng, tăng 5,4%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã 146 tỷ đồng, đạt 50,7% so cùng kỳ.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2024 ước 4.250 triệu USD, đạt 85% kế hoạch, tăng 6,8% so cùng kỳ; trong đó: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 88,6% tổng giá trị xuất khẩu và tăng 26,9% so với cùng kỳ.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2024 thực hiện 2.200 triệu USD, đạt 88% kế hoạch, tăng 8,6% so cùng kỳ; trong đó: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 95,5%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước chiếm 4,5% trên tổng kim ngạch nhập khẩu.
Nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như: kim loại thường khác (kể cả nguyên liệu đồng) chiếm 43,9%; sắt thép các loại chiếm 17,4%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày, túi xách chiếm 9,2%, vải nguyên liệu chiếm 8,8%,…so cùng kỳ.
Hiện nay tình hình hoạt động của các tuyến xe cố định trên địa bàn tỉnh tiếp tục được duy trì thông thoáng, đặc biệt các chủ cơ sở kinh doanh vận tải tự giác chấp hành tốt nội quy bến bãi, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại và vận chuyển hàng hoá đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh...
Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải quý III/2024 thực hiện 816 tỷ đồng, tăng 31,7% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 198 tỷ đồng, tăng 25,2% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa thực hiện 546 tỷ đồng, tăng 36,4% so cùng kỳ. Vận tải đường bộ thực hiện 304 tỷ đồng, tăng 33,2% so cùng kỳ; vận tải đường thủy thực hiện 439 tỷ đồng, tăng 33,3%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 72 tỷ đồng, tăng 18% so cùng kỳ.
Chín tháng đầu năm 2024, doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện 2.240 tỷ đồng, tăng 23,6% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 583 tỷ đồng, tăng 24,5% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa thực hiện 1.451 tỷ đồng, tăng 25,2% so cùng kỳ. Vận tải đường bộ thực hiện 894 tỷ đồng, tăng 25,1%; vận tải đường thủy thực hiện 1.140 tỷ đồng, tăng 24,9%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 206 tỷ đồng, tăng 11,7% so cùng kỳ.
Vận chuyển hành khách quý III/2024 đạt 5.377 ngàn hành khách, tăng 29,8% và luân chuyển 188.528 ngàn hành khách, tăng 17,2% so cùng kỳ;
Về du lịch: Khách du lịch đến tỉnh trong quý III/2024 ước tính 419 lượt khách, tăng 20,1% so cùng kỳ. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 2.273 tỷ đồng, tăng 24,3% so cùng kỳ.
Chín tháng đầu năm 2024, lượng khách du lịch đến tỉnh 1.227 ngàn lượt, đạt 74,4% kế hoạch, tăng 18,3% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 385 ngàn lượt, tăng 28,9% so cùng kỳ. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 6.802 tỷ đồng, tăng 26,8% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 97,5%.
Bưu chính - Viễn thông: Doanh thu tháng 9 đạt 316 tỷ đồng, tăng 0,2% so tháng trước; trong đó: doanh thu bưu chính 28 tỷ đồng, tăng 0,7% so tháng trước; viễn thông 288 tỷ đồng, tăng 0,2% so tháng trước. Cộng dồn 9 tháng doanh thu 2.815 tỷ đồng, tăng 5,2% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính 247 tỷ đồng, tăng 4,4% so cùng kỳ, doanh thu viễn thông 2.568 tỷ đồng, tăng 5,3% so cùng kỳ.
Về tình hình hoạt động doanh nghiệp: Theo số liệu báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư: tổng số doanh nghiệp thành lập mới, từ đầu năm đến ngày 24/9/2024 là 678 doanh nghiệp, tăng 5,6% so cùng kỳ, vốn đăng ký 4.121,7 tỷ đồng, bình quân vốn đăn ký 1 doanh nghiệp là 6,1 tỷ đồng/ doanh nghiệp; có 596 đơn vị trực thuộc doanh nghiệp được thành lập mới, giảm 2,8% so cùng kỳ; có 215 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, bằng 67,8% so cùng kỳ.
Với sự chỉ đạo tập trung của Tỉnh uỷ, sự điều hành quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời và đồng bộ các chủ trương, chính sách, các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ngay từ đầu năm, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang 9 tháng đầu năm 2024 có nhiều chuyển biến tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực tăng so cùng kỳ.
Lê Thanh (t/h)