Tiếp tục nhận và giải quyết các yêu cầu bán điện từ các dự án điện mặt trời áp mái
Bộ Công Thương đã đồng ý tiếp tục nhận và giải quyết các yêu cầu bán điện từ các dự án điện mặt trời áp mái trong khi giá mới sau thời điểm 30/6/2019 chưa được phê duyệt.
Trước đây, căn cứ Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các dự án điện mặt trời nói chung và điện mặt trời mái nhà nói riêng được bên mua điện mua với giá 9,35 Uscent/ kWh và điều này cũng đã thúc đẩy sự phát triển của các dự án điện mái nhà tương đối khả quan trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, cũng theo nội dung Quyết định này thì từ sau ngày 30/6/2019, Quyết định 11/2017/QĐ-TTg đã hết hiệu lực thi hành. Từ đó đến nay, mặc dù nhu cầu lắp đặt phát triển mới của điện mặt trời mái nhà vẫn còn rất tiềm năng nhưng do chờ cơ chế giá điện mặt trời mới cũng đã làm thị trường điện mái nhà chững lại.
Tiếp tục nhận và giải quyết các yêu cầu bán điện từ các dự án điện mặt trời áp mái
Với tinh thần huy động tối đa có thể từ nguồn điện mặt trời mái nhà, ngày 25/12/2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có văn bản gửi Bộ Công Thương kiến nghị cho phép được tiếp tục nhận và giải quyết các yêu cầu bán điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà, thực hiện xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng điện giao nhận nhưng chưa thực hiện việc thanh toán tiền điện cho đến khi các cơ quan có thẩm quyền có hướng dẫn chính thức. Trong một diễn biến khác, ngày 31/12/2019, Bộ Công Thương đã có Tờ trình số 10170/TTr-BCT trình Thủ tướng Chính phủ về Dự thảo Quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam áp dụng sau ngày 1/7/2019, trong đó có nội dung “Hệ thống điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp trên mái nhà của công trình xây dựng, có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp và gián tiếp vào luới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống” và giá bán điện của các hệ thống điện mặt trời mái nhà là 1.916 đồng/kWh, tương đương 8,38 Uscent/kWh. Tuy nhiên đến nay, Bộ Công Thương cho biết cơ chế khuyến khích nêu trên chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tới ngày 6/1/2020 vừa qua, Bộ Công Thương đã có văn bản số 89/BCT-ĐL gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thực hiện các thỏa thuận với điện mặt trời áp mái. Ngay sau đó, căn cứ văn bản số 89/BCT-ĐL ngày 6/1/2020 của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã có văn bản số 125/EVN-TTĐ ngày 7/1/2020 gửi các Tổng công ty Điện lực để chỉ đạo thực hiện. Theo đó, Bộ Công Thương đã đồng ý với đề xuất của EVN về việc tiếp tục nhận và giải quyết các yêu cầu bán điện từ các dự án điện mặt trời áp mái, thực hiện xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng điện giao nhận nhưng chưa thực hiện việc thanh toán tiền điện cho đến khi các cơ quan thẩm quyền có hướng dẫn chính thức.
Bộ Công Thương cũng chỉ đạo EVN và các đơn vị lưu ý đảm bảo các hệ thống điện mặt trời mái nhà đấu nối vào hệ thống điện quốc gia tuân thủ đúng quy định của pháp luật và không gây quá tải lên hệ thống điện hiện hữu. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đề nghị thông báo rõ với các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư phải tự chịu rủi ro về sự thay đổi (nếu có) so với đề xuất điện mặt trời trên mái nhà có trong Dự thảo mà Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ tại tờ trình 10170/TTr-BCT ngày 31/12/2019.
Minh Anh
Tin mới
Thanh Hóa: Xây dựng chuỗi cung ứng nông sản an toàn còn nhiều khó khăn
Với mục tiêu kiểm soát chất lượng nông sản, ổn định đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực xây dựng và hình thành các chuỗi cung ứng nông sản an toàn. Tuy nhiên, do sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, vốn đầu tư lớn, đầu ra bấp bênh, công tác giám sát chất lượng chưa đồng bộ..., khiến quá trình xây dựng chuỗi nông sản an toàn gặp nhiều khó khăn.
Kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm trật tự, an toàn giao thông
Công an TP. Thanh Hóa vừa huy động tối đa lực lượng với nòng cốt là Đội Cảnh sát giao thông trật tự, đồng loạt ra quân xử lý nghiêm tình trạng thanh, thiếu niên, học sinh điều khiển mô tô, xe máy vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
TP. Hồ Chí Minh: Có 263.000 trường hợp vi phạm giao thông
5 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 263.000 trường hợp vi phạm giao thông, với số tiền phạt hơn 291 tỷ đồng, trong đó có đến 50.439 vụ vi phạm nồng độ cồn.
Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ trao tặng 100 xe đạp cho trẻ em nghèo hiếu học tỉnh Đồng Nai
Vừa qua, Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ phối hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, tổ chức trao tặng 100 xe đạp cho các em học sinh hiếu học có hoàn cảnh khó khăn, tỉnh Đồng Nai.
Sáu người nhập viện vì ăn nấm mọc từ xác nhộng ve sầu
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, vừa tiếp nhận 6 bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì ngộ độc, do ăn nấm mọc từ xác nhộng ve sầu.
Long An: Đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
UBND tỉnh Long An đã có văn bản yêu cầu các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023.
Câu chuyện thương hiệu
TPBank gửi triệu món quà may mắn tri ân khách hàng
PC Quảng Ninh: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý vận hành lưới điện
TPBank ủng hộ 5 tỷ đồng xây dựng nhà đại đoàn kết tại tỉnh Điện Biên
Natrumax Việt Nam: Doanh nghiệp của sự sẻ chia
“Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con”
T&T Group ủng hộ 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà cho người nghèo tỉnh Điện Biên