Trong đó, nền tảng Shopee tiếp tục dẫn đầu với 53.740 tỷ đồng, đạt 67,9% thị phần GMV. Shopee đồng thời chiếm hơn 50% thị phần cho tất cả các nhóm ngành hàng thương mại điện tử.
Đáng chú ý, so với quý trước, nền tảng TikTok Shop tăng GMV 15,5%, “ngược dòng” thị trường và nhờ vậy, chiếm thêm 6,3 điểm thị phần, cắn vào “miếng bánh” của các nền tảng còn lại.
Lazada và Tiki lần lượt mang về 6.030 tỷ đồng (chiếm 7,6% thị phần) và 997 tỷ đồng (chiếm 1,3%), theo YouNet ECI. Như vậy trong quý I này, tổng giá trị giao dịch trên nền tảng TikTok Shop cao gấp 3 lần trên Lazada.
Ông Nguyễn Phương Lâm, Trưởng bộ phận Nghiên cứu thị trường, YouNet ECI chia sẻ về động lực tăng trưởng của TikTok Shop tại Việt Nam như sau: "Shoppertainment (hình thức mua sắm kết hợp giải trí) là động lực chính giúp thương mại điện tử Việt Nam giữ đà tăng trưởng tiến tới 2025. Theo dữ liệu của YouNet ECI, thời trang và làm đẹp là hai ngành hàng dẫn đầu xu hướng này. Tuy nhiên, không chỉ hai ngành hàng này mà cả những ngành hàng giá trị cao như công nghệ, gia dụng cũng đang tăng trưởng trên TikTok Shop nhanh hơn trên các nền tảng khác".
Cũng theo kết quả báo cáo, quý I/2024, đa phần các ngành hàng trên sàn thương mại điện tử đều chứng kiến GMV giảm so với quý IV/2023. Chịu ảnh hưởng lớn nhất là các nhóm ngành hàng có giá trị sản phẩm cao như công nghệ (-15,8%), điện gia dụng (-28,4%) và nhà cửa và đời sống (-16,3%).
Xu hướng này cũng dẫn đến giá trị trung bình mỗi sản phẩm tiêu thụ trên các nền tảng trong quý đạt chỉ 109.000 đồng, giảm 7,5% so với quý trước.
Dẫn đầu về giá trị giao dịch trong quý này tiếp tục là hai nhóm ngành hàng: Thời trang phụ kiện (23.400 tỷ đồng) và Sắc đẹp (12.700 tỷ đồng). Đây cũng là hai nhóm ngành hàng bán chạy nhất trên nền tảng TikTok Shop và Shopee.
YouNet ECI dự báo từ nay đến hết 2025, thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ ghi nhận tăng trưởng GMV trung bình mỗi năm 25%, đạt xấp xỉ 16,8 tỷ USD trong năm 2025.
Xếp thứ hai là TikTok Shop với 18.360 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,2% thị phần GMV.
Hà Trần (t/h)