Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tín dụng xanh: Hướng tới sự phát triển bền vững

Hiện nay, ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận được dòng vốn giá rẻ từ "tín dụng xanh". Tín dụng xanh được hiểu là những khoản vay cho các dự án có liên quan đến yếu tố môi trường, như biến đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên hiệu quả hay tiết kiệm năng lượng.

Tín dụng xanh: Hướng tới sự phát triển bền vững - Hình 1

 Ảnh minh hoạ

Xu hướng tài chính tất yếu của xã hội

Hoạt động tín dụng xanh đem lại những lợi ích rất lớn cả về tăng trưởng, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân cũng như bảo vệ môi trường và đang được nhiều nước trên thế giới phát triển.

Tín dụng xanh được hiểu là việc các tổ chức tín dụng cho vay đối với các nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, sản xuất kinh doanh mà không gây rủi ro đến môi trường, góp phần bảo vệ hệ sinh thái chung. Trên thực tế, xu hướng tăng trưởng tín dụng xanh đã phát triển từ lâu trên thế giới với các dự án tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng và công nghệ sạch nhằm hướng đến mục tiêu “kép” là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo về môi trường.

Trên thực tế, chủ trương “xanh” đã được Ngân hàng Nhà nước đưa ra từ năm 2015. Theo đó, hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng phải phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh, chú trọng đến bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ sức khỏe con người.

Tuy nhiên, việc phát triển tín dụng xanh từ trước đến nay còn gặp nhiều khó khăn. Các điểm nghẽn có thể nhắc đến như ngân hàng chưa cân đối được dòng vốn vì đa phần các dự án đều cần vốn lớn, thời gian hoàn vốn rất lâu. Thêm nữa, văn bản hướng dẫn cụ thể hay cơ chế khuyến khích chưa có, nên cả bên đi vay lẫn cho vay đều chưa mặn mà.

Dù vậy, trong khoảng 1 năm trở lại đây, tín dụng xanh đã có nhiều điểm chuyển biến đáng kể, khi ngày càng nhiều hơn các ngân hàng tham gia, tiếp cận được dòng vốn giá rẻ từ các định chế tài chính quốc tế, góp phần hấp dẫn thêm các dự án xanh.

Theo thống kê mới đây, trong các con số tăng trưởng tín dụng cuối năm 2018, đó là lĩnh vực "xanh" gây bất ngờ với tốc độ tăng trưởng lên đến 30%, cao hơn các lĩnh vực ưu tiên khác như nông nghiệp nông thôn (15,5%), doanh nghiệp SME (13,5%), hay xuất khẩu (3,5%).

Dư nợ cho vay các dự án xanh tính cuối quí III/2018 ước lên đến hơn 235.717 tỉ đồng. Điều này cho thấy, dòng vốn từ ngân hàng chảy vào các dự án "xanh" ngày càng nhiều hơn.

Các tổ chức tín dụng cũng chú trọng đến yếu tố “xanh” nhiều hơn trong hoạt động cấp tín dụng. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, hiện có khoảng 24% dự án xanh được các ngân hàng xây dựng quy trình thẩm định tín dụng, 17 tổ chức tín dụng đã xây dựng quy trình thẩm định rủi ro môi trường và xã hội trong các quy định nội bộ. Thậm chí một số ngân hàng gắn tính “xanh” vào các chiến lược marketing và định hướng phát triển hạn của mình.

Với người dân và các tổ chức doanh nghiệp, tín dụng xanh là giải pháp quan trọng, giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ đời sống và quy trình sản xuất đến môi trường và xã hội, góp phần vào quá trình phát triển bền vững của nền kinh tế. Trong khi đó, về phía Ngân hàng, việc triển khai chương trình tín dụng xanh còn giúp Ngân hàng giảm thiểu các khoản nợ khó đòi, tăng cường mức độ ổn định tài chính và bảo vệ hình ảnh thương hiệu trên thị trường.

Mở rộng điều kiện “xanh”

Hiện nay, các dự án xanh được hiểu theo nghĩa rộng hơn rất nhiều. Các dự án có quy mô nhỏ ngày nay cũng có thể tiếp cận dòng vốn giá rẻ dễ dàng hơn.

Với doanh nghiệp, các dự án xanh có thể là các dự án sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, các khoản vay mua thiết bị tiết kiệm năng lượng, các tòa nhà sử dụng hiệu quả tài nguyên so với truyền thống cũng có thể được xem xét tài trợ vốn giá rẻ.

Đặc biệt, khách hàng cá nhân có thể yêu cầu cấp tín dụng khi mua ô tô điện, ô tô dòng sedan có mức tiêu thụ nhiêu liệu dưới 5,44 lít/100km; mua thiết bị, gia đình có nhãn năng lượng từ 3 sao trở lên, đây là là các sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần tiết kiệm năng lượng. Lãi suất cũng sẽ hấp dẫn hơn với những khách hàng mua, hay xây nhà dùng năng lượng xanh, sạch.

Nhiều ngân hàng đã và đang có những chính sách ưu đãi trong việc cấp tín dụng xanh. Các ngân hàng đang dành sẵn nguồn lực, sẵn sàng móc “hầu bao” khi gặp được đối tượng phù hợp. Nguồn lực này đến ngày càng nhiều hơn từ các định chế tài chính quốc tế, sẵn lòng tài trợ cho các ngân hàng phù hợp với mục tiêu chung là tiếp sức cho nền kinh tế trở nên “xanh” hơn.

Có thể nói tài trợ vốn “xanh” đang trở thành xu hướng, đặc biệt quan trọng khi vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn đang ngày càng được coi trọng ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

Mặc dù ý tưởng ban đầu là nguồn vốn ưu đãi tài trợ cho các dự án, nhưng ý nghĩa “xanh” sẽ lan rộng hơn, mang lại những sản phẩm thân thiện với môi trường, xã hội, hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng “xanh” mà Chính phủ nào cũng muốn hướng đến.

Tín dụng xanh không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức với cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng. Đối với doanh nghiệp, tín dụng xanh đòi hỏi những yêu cầu khắt khe từ phía Ngân hàng để đủ điều kiện cấp vốn. Trong khi đó, các ngân hàng coi đây là cơ hội để mở rộng kinh doanh và đóng góp phần giúp nền kinh tế bền vững hơn. Tất cả nhằm hướng đến một nền kinh tế vĩ mô ổn định.

Để thực hiện thành công chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững, cần huy động nguồn lực của toàn xã hội. Trong đó, ngành ngân hàng có trách nhiệm trong việc hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển đổi kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững thông qua cơ chế huy động và cung ứng vốn cho các dự án bảo vệ môi trường là đặc biệt quan trọng.

 Hà Trần

Bài liên quan

Tin mới

Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh
Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh

Ngày 28/3, tại Trung tâm Hành chính quận Dương Kinh, UBND quận Dương Kinh (TP. Hải Phòng) tổ chức khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận. Tham dự chương trình có các đồng chí: Đào Văn Ninh, Bí thư Quận uỷ; Nguyễn Minh Phương, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận; Vũ Bình Dương, Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ, Chủ tịch HĐND quận; cùng các đồng chí lãnh đạo, cán bộ quận và các phường trên địa bàn.

Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW bằng nhiều nội dung, giải pháp sáng tạo
Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW bằng nhiều nội dung, giải pháp sáng tạo

Ngày 28/3, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng TP. Hải P tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 2 năm thực hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới (2021-2023).

UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh 2024 sẵn sàng cho ngày khai mạc
UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh 2024 sẵn sàng cho ngày khai mạc

Ngày 28/3, tại Trung tâm Báo chí Tocepo Đầm Thị Nại, đường Đống Đa, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi họp báo công bố Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề (UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh). Đây là Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam.

Bộ Công Thương ban hành Công điện thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với kinh doanh xăng dầu
Bộ Công Thương ban hành Công điện thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với kinh doanh xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2
Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2

Ngày 28/3, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư NNP - Chủ đầu tư Dự án Nhà ở xã hội số 2 thành phố Lạng Sơn tổ chức lễ khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2.

BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng
BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bảo Lộc (BIDV Bảo Lộc) vừa tổ chức gặp gỡ và trao hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn (BIC Bình An) cho thân nhân khách hàng không may gặp rủi ro tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.