Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/06/2022, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt gần 1,3 tỷ USD

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 06/2022 (từ ngày 01/06 đến ngày 15/06/2022) đạt 31,64 tỷ USD, giảm 10% (tương ứng giảm 3,53 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 05/2022.

Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 06/2022 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/06/2022 đạt 337,85 tỷ USD, tăng 16,7%, tương ứng tăng 48,44 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 232,67 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng tới 32,03 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 105,18 tỷ USD, tăng 18,5% (tương ứng tăng 16,41 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 01/01/2022 đến 15/6/2022 và cùng kỳ năm 2021. Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 01/01/2022 đến 15/06/2022 và cùng kỳ năm 2021. Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Trong kỳ 1 tháng 06/2022, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 1,42 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/06/2022, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt gần 1,3 tỷ USD.

Cụ thể, về xuất khẩu, trong kỳ 1 tháng 06/2022 đạt 15,11 tỷ USD, giảm 16,1% (tương ứng giảm 2,9 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 05/2022.

Một số nhóm hàng có trị giá xuất khẩu giảm, gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 914 triệu USD, tương ứng giảm 30,1%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 426 triệu USD, tương ứng giảm 18,7%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác giảm 220 triệu USD, tương ứng giảm 10,4%; thủy sản giảm 126 triệu USD, tương ứng giảm 20,7%...

Như vậy, tính đến hết 15/06/2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 168,28 tỷ USD, tăng 17,2% tương ứng tăng 24,65 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: điện thoại các loại & linh kiện tăng 3,81 tỷ USD, tương ứng tăng 16,7%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng tăng 3,27 tỷ USD, tương ứng tăng 20,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 2,94 tỷ USD, tương ứng tăng 13,6%; hàng dệt may tăng 2,92 tỷ USD, tương ứng tăng 21,3%... so với cùng kỳ năm 2021.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 06/2022 đạt 10,75 tỷ USD, giảm 18,2%, tương ứng giảm 2,4 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 05/2022.

Tính đến hết ngày 15/06/2022, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 122,66 tỷ USD, tăng 15,7%, tương ứng tăng 16,65 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 72,9% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Từ chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 06/2022 đạt 16,53  tỷ USD, giảm 3,7% (tương ứng giảm 626 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 05/2022.

Một số nhóm hàng có trị giá nhập khẩu giảm là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 303 triệu USD, tương ứng giảm 8,3%; vải các loại giảm 129 triệu USD, tương ứng giảm 15,9%; kim loại thường khác giảm 117 triệu USD, tương ứng giảm 20,8%...

Bên cạnh đó, có một số nhóm hàng tăng như: than các loại tăng 308 triệu USD, tương ứng tăng 93,7%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 95 triệu USD, tương ứng tăng 14,7%...

Như vậy, tính đến hết 15/06/2022, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 169,58 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 23,8 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 8,99 tỷ USD, tương ứng tăng 29,3%; xăng dầu các loại tăng 2,53 tỷ USD, tương ứng tăng 128,4%; than các loại tăng 2,19 tỷ USD, tương ứng tăng 135,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 01/01/2022 đến 15/6/2022 và cùng kỳ năm 2021. Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 01/01/2022 đến 15/06/2022 và cùng kỳ năm 2021. Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 10,51 tỷ USD, giảm 2% (tương ứng giảm 212 triệu USD) so với kỳ 2 tháng 05/2022.

Tính đến hết ngày 15/06/2022, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp FDI đạt 110 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 15,38 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 64,9% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

P.T

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.

Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà
Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà

Đến 17h ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập, ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.

Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng
Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng

Tại Phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển.

Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra đột xuất Công ty TNHH MTV Thương Nhung, tổ dân phố Minh Phượng, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng và phát hiện một số vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky cho biết: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mỗi năm, Chính phủ Nga dành 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện tại, có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nga, 70% trong số này đi theo diện học bổng của chính phủ 2 nước.

Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?
Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?

Theo Bộ Giao thông vận tải, tiêu chuẩn quốc gia phương tiện giao thông đường bộ - ô tô quy định việc phân loại ô tô theo mục đích sử dụng đối với ô tô chở người, ô tô chở hàng, ô tô chuyên dùng, ô tô kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo và ô tô chưa hoàn thiện.