Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt

Năm 2018, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) giao tại các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam.

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) chiều 11/1/2019.

Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt - Hình 1

Năm 2018, Tổng cục đã tập trung vào các nhiệm vụ chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Cắt giảm chi phí kiểm tra chuyên ngành; Thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN tạo thuận lợi thương mại; Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Thúc đẩy mô hình sản xuất thông minh, đô thị thông minh, nông nghiệp hữu cơ, hiệu suất năng lượng…

Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018; Nghị quyết số 75/NQ-CP ngày 09/8/2017 và Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016, Tổng cục đã chủ trì xây dựng, báo cáo Bộ KH&CN xem xét, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa (sau đây viết tắt là Nghị định số 74/2018/NĐ-CP) và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Nghị định số 74/2018/NĐ-CP đã đổi mới phương thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang hậu kiểm gắn liền áp dụng nguyên tắc rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân (áp dụng miễn kiểm tra hàng nhập khẩu) đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều tỷ đồng từ việc tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc trong thông quan hàng hóa nhằm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, Tổng cục đã hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo đúng quy định tại Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN và hiện nay là Nghị định số 74/2018/NĐ-CP (trong thời hạn 01 ngày xác nhận để thông quan hàng hóa và thực hiện hậu kiểm) và đồng thời tiếp tục duy trì việc quản lý 91% nhóm sản phẩm, hàng hóa (với 93,3% loại sản phẩm cụ thể phân theo mã HS) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN theo cơ chế hậu kiểm; đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức ĐGSPH đẩy mạnh việc thừa nhận kết quả thử nghiệm, chấp nhận kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm tại nước ngoài, đồng thời thực hiện cơ chế đánh giá tại nguồn (tại nước xuất khẩu) để giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo lô hàng.

Về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh: Tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư năm 2016, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ KH&CN hiện có 08 ngành nghề với 121 điều kiện, kinh doanh. Tổng cục đã phối hợp chặt chẽ với Vụ Pháp chế Bộ KH&CN, là đơn vị đầu mối đề tham mưu, xây dựng phương án trình Bộ KH&CN để trình Chính phủ cắt giảm, đơn giản hóa, bãi bỏ 63/121 (56,09%) điều kiện đầu tư, kinh doanh (Trong đó riêng lĩnh vực TCĐLCL đã cắt giảm, đơn giản hóa được 46/63 điều kiện đầu tư kinh doanh chiếm 73% của toàn Bộ KH&CN và so với điều kiện kinh doanh lĩnh vực TCĐLCL đã cắt giảm được 48/82 tại 03 Nghị định tương đương 56,09%) . Như vậy, Tổng cục đã thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ đề ra trong Nghị quyết là cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh.

Về việc đôn đốc các bộ, ngành rà soát sản phẩm hàng hóa nhóm 2: Tổng cục đã hướng dẫn các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và địa phương triển khai Nghị định số 74/2018/NĐ-CP (công văn số 2433/BKHCN-TĐC ngày 06/8/2018), đồng thời thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện. Theo tinh thần Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, các bộ quản lý chuyên ngành (Bộ Y tế, Bộ LĐTBXH, Bộ Công an) đã và đang thực hiện việc rà soát danh mục hàng hóa nhóm 2.

Về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN: Tổng cục đã chủ động, phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính để thực hiện việc kết nối thành công cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN. Qua đó, việc thực hiện các thủ tục kiểm tra nhà nước chất lượng  hàng hóa nhập khẩu được thực hiện trực tuyến cấp độ 4, giảm thời gian kiểm tra chuyên ngành cho doanh nghiệp nhập khẩu, đáp ứng về cải cách hành chính theo yêu cầu Nghị quyết của Chính phủ.

Đẩy mạnh cải cách hành chính

Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử, tính đến hiện tại 100% thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm quản lý của Tổng cục đã hoàn thành việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (tổng số 69 TTHC trong đó 58 TTHC cấp Bộ và 11 TTHC cấp tỉnh) và đang hoàn thiện phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Tỷ lệ đơn giản hóa TTHC đạt 25%; 100% TTHC được chuẩn hóa, đăng tải công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia, đồng thời niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết trên mạng internet và tại trụ sở cơ quan, đơn vị.

Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt - Hình 2

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam

Ngoài ra, để hỗ trợ doanh nghiệp theo tinh thần các Nghị quyết của Chính phủ, Tổng cục đã trình Bộ KH&CB để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018) và Đề án tổng thể về triển khai, áp dụng và quản lý tem truy xuất nguồn gốc (hiện tại Văn phòng Chính phủ đang thẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

Với chức năng là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ KH&CN và đầu mối tổ chức triển khai thực hiện công tác tiêu chuẩn hóa, Tổng cục đã chủ động hướng dẫn, đôn đốc và phối hợp các Bộ, ngành, địa phương xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với nhóm sản phẩm hàng hóa chủ lực, hàng hóa chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần cho phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với các yêu cầu, quy định của các Hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam cam kết và tham gia thực hiện (WTO, FTA,…). Tổng cục đã trình Bộ trưởng Bộ KH&CN ban hành kế hoạch xây dựng TCVN bổ sung năm 2018, kế hoạch xây dựng TCVN năm 2019. Đồng thời, Tổng cục đã tổ chức tốt công tác tiếp nhận, thẩm định, trình Bộ KH&CN công bố 854 TCVN, góp ý 57 dự thảo QCVN của các Bộ và 06 QCĐP của địa phương; thẩm định 72 QCVN do các Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng, góp phần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo hướng đảm bảo tính hiệu quả, đồng bộ, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, Tổng cục đã hỗ trợ và đôn đốc các bộ, ngành rà soát, sửa đổi các TCVN, QCVN không còn phù hợp hoặc bị chồng chéo trong quản lý giữa các bộ ngành. Cụ thể: Tổng cục là Thành viên của các Hội đồng thẩm tra TCVN của Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ VHTTDL, Bộ Công Thương, Bộ Công an; Ban soạn thảo QCVN của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công an,... Mặt khác, Tổng cục đã chủ động xây dựng các QCVN về dây và cáp điện, QCVN về xăng dầu, nhiên liệu sinh học đối với những sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn, ảnh hưởng sức khỏe con người chưa được phân cụ thể các Bộ, ngành quản lý (Khí thiên nhiên; Dầu nhờn động cơ đốt trong; Đèn Led; Đồ chơi trẻ em; Thép làm cốt bê tông; Thép không gỉ; Pin sạc,...). 

10 nhiệm vụ trọng tâm

Để góp phần đóng góp vào sự phát triển KHCN, cũng như kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2019, TĐC đã đặt ra với 10 nhiệm vụ trọng tâm:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống VBQPPL về TCĐLCL để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, tạo môi trường thông thoáng cho tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng đóng góp hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội.

Triển khai có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các Chương trình hành động và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ KH&CN; ưu tiên, tập trung nguồn lực kinh phí cho các nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Hoàn thiện Cơ cấu tổ chức, Quy chế, Điều lệ tổ chức hoạt động của các đơn vị trực thuộc Tổng cục; triển khai thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định của Chính phủ; xây dựng Đề án phát triển, nâng cao năng lực của hệ thống các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về xây dựng TCVN; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương để hướng dẫn, xây dựng các TCVN, QCVN đối với nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chủ lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, khảo sát và cảnh báo chất lượng sản phẩm, hàng hóa và hoạt động đánh giá sự phù hợp.

Tăng cường hoạt động đo lường trong các lĩnh vực quản lý chuyên ngành của các Bộ, ngành.

Xây dựng nền tảng quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về MSMV phục vụ nhu cầu truy xuất nguồn gốc của tổ chức, cá nhân và nhu cầu quản lý nhà nước; triển khai hiệu quả Đề án Mã số mã vạch sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Triển khai có hiệu quả Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020; xây dựng định hướng của Chương trình giai đoạn sau 2020.

Tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất lượng, đo lường; thực hiện tốt đầu tư trang thiết bị đo lường, thử nghiệm, xây dựng công trình Nhà liên cơ, chuẩn đo lường.

Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế theo chiều sâu ở cấp các đơn vị chuyên môn, kỹ thuật; triển khai nội dung liên quan đến Hàng rào kỹ thuật, TCĐLCL trong Hiệp định CPTPP và các hiệp định thương mại tự do đã ký kết; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò của TCĐLCL, KHCN phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Để triển khai tốt phương hướng và nội dung công tác 2019, Tổng cục xin đề xuất và kiến nghị Lãnh đạo Bộ một số nội dung cụ thể sau: Quan tâm, cân đối kinh phí theo đề xuất kế hoạch và dự toán NSNN năm 2019 của Tổng cục đặc biệt là đối với các nhiệm vụ do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Xem xét, cải tiến về hình thức, nội dung báo cáo định kỳ, đột xuất nhằm tránh chồng chéo và tăng cường thời gian, nguồn nhân lực cho công tác chuyên môn.

 Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Xúc tiến, kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng
Xúc tiến, kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến - kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) mở rộng nhằm tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý du lịch, thu hút đầu tư và xây dựng sản phẩm du lịch.

Thanh Hóa thực hiện liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
Thanh Hóa thực hiện liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe

Tính đến tháng 4/2024, tỉnh Thanh Hóa đã có 66.614 giấy khám sức khỏe được liên thông qua cổng thông tin tiếp nhận dữ liệu giám định BHYT để phục vụ việc cấp bằng lái xe thông qua dịch vụ công trực tuyến.

Sắp diễn ra Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024
Sắp diễn ra Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024

Dịp Lễ 30/4, TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa sẽ là điểm đến sôi động hàng đầu Miền Bắc, với chuỗi sự kiện quy mô, hoành tráng, nổi bật nhất là sự kiện khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024 với chủ đề “Sầm Sơn rực rỡ sắc màu”, sẽ diễn ra tối 27/4.

2 lãnh đạo cấp cao của PGBank xin từ nhiệm
2 lãnh đạo cấp cao của PGBank xin từ nhiệm

Theo thông tin từ PGBank, ông Nguyễn Thành Tô, Phó Tổng giám đốc PGBank và ông Nguyễn Thành Lâm, Thành viên HĐQT độc lập đều cùng xin từ nhiệm với lý do cá nhân.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị hỗ trợ thông quan lượng vàng nhập khẩu phục vụ đấu thầu
Ngân hàng Nhà nước đề nghị hỗ trợ thông quan lượng vàng nhập khẩu phục vụ đấu thầu

Tại văn bản gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đề nghị phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh vàng; thực hiện nhiệm vụ, giải pháp bình ổn và quản lý thị trường vàng được giao tại các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thanh Hóa phấn đấu xây dựng 5.000 căn nhà cho hộ nghèo, gia đình chính sách
Thanh Hóa phấn đấu xây dựng 5.000 căn nhà cho hộ nghèo, gia đình chính sách

Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết thực hiện Cuộc vận động hỗ trợ nhà ở cho đồng bào sinh sống trên sông và phát động Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.