Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tòa án cần có trách nhiệm tham gia thu thập chứng cứ

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 22/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân sửa đổi. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình tại nghị trường Quốc hội ngày 22/11. Ảnh quochoi.vn.
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình tại nghị trường Quốc hội ngày 22/11. Ảnh quochoi.vn.

Tòa án cần có trách nhiệm tham gia thu thập chứng cứ 

Phát biểu ý kiến tại hội trường về dự thảo Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân sửa đổi, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Tháp bày tỏ quan tâm đến nội dung quy định Tòa án thực hiện quyền tư pháp tại Khoản 1 Điều 3 của dự thảo Luật…

Cụ thể, khoản 1, Điều 3 dự thảo Luật quy định Tòa án Nhân dân thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật; về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; quyền giải thích áp dụng pháp luật và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.  Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng, đây là vấn đề về rất lớn, phức tạp có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án và các cơ quan tư pháp khác nhưng chưa có sự thống nhất chung. Do vậy, đề nghị không quy định nội dung này vào trong dự thảo Luật. 

Đặc biệt, liên quan đến nội dung về việc điều chỉnh nhiệm vụ của Tòa án trong thu thập chứng cứ mà rất nhiều đại biểu đã phát biểu, đại biểu Hòa bày tỏ thống nhất với quan điểm Tòa án cần có trách nhiệm tham gia thu thập chứng cứ với những trường hợp các bên không thu thập được.

Quan tâm đến quy định về Tòa án thực hiện thu thập chứng cứ, về tổ chức xét xử theo cấp xét xử hay địa giới hành chính, về tính độc lập trong xét xử…. đại biểu Lê Thanh Vân, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau cho rằng đây là những vấn đề lớn, ban soạn thảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần tổ chức hội thảo chuyên sâu, bởi đây là một trong 3 yếu tố cấu thành thực hiện quyền tư pháp.

Đại biểu cho rằng, những vấn đề nêu trên liên quan đến mô hình tổ chức từ trên xuống dưới, do vậy cần rà soát những vấn đề lớn để thảo luận chuyên sâu.

Ảnh quochoi.vn.
Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phát biểu tranh luận về dự thảo Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân sửa đổi. Ảnh quochoi.vn.

Tòa án phải giải thích cả những tình huống pháp lý nếu có tranh chấp mà chưa có luật quy định

Tranh luận về quy định liên quan đến giải thích áp dụng pháp luật, đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh cho biết, dự thảo luật đã quy định, tòa án làm rõ trong bản án quyết định về nội dung được áp dụng trong hoàn cảnh, tình huống cụ thể và tòa án phải giải thích cả những tình huống pháp lý nếu có tranh chấp mà chưa có luật quy định.

Đại biểu cho rằng, nếu có tranh chấp mà chưa có pháp luật quy định, khi người dân đề nghị tòa án giải quyết thì tòa án không được từ chối yêu cầu này. Như vậy, thẩm quyền giải thích áp dụng pháp luật của tòa hoàn toàn khác với thẩm quyền giải thích luật, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tòa án chỉ giải thích những tình huống pháp lý, đưa ra xét xử. Tòa án có trách nhiệm phải giải thích cho người tiến hành, người tham gia tố tụng biết vì sao sử dụng luật nào, điều nào…

Về việc thu thập tài liệu, chứng cứ cho tòa án, đại biểu cho rằng, để giải quyết một vụ việc, việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho tòa án không chỉ có nghĩa vụ, mà còn có quyền của đương sự. Việc đảm bảo quyền của đương sự, tôn trọng quyền định đoạt của đương sự là một nguyên tắc không nên bị lãng quên. 

Độc lập trong xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính

Về đổi mới tòa sơ thẩm, phúc thẩm, đại biểu cho rằng việc thay đổi này đã đảm bảo nguyên tắc xét xử phúc thẩm, sơ thẩm. Ngay khi xét xử, tòa án nhân danh Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phải tòa án riêng của tỉnh hay huyện nào. Đại biểu cho rằng việc đổi mới tòa án theo sơ thẩm, phúc thẩm là hoàn toàn phù hợp, không có xung đột, mâu thuẫn gì với các quy định có liên quan.

Ảnh quochoi.vn.
ĐBQH Lê Xuân Thân: Độc lập trong xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính.Ảnh quochoi.vn.

Trao đổi với ý kiến đại biểu về quan điểm không nên đổi tên tòa án thành Tòa án Nhân dân sơ thẩm và Tòa án Nhân dân phúc thẩm, đại biểu Lê Xuân Thân cho rằng, độc lập trong xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính mới đảm bảo độc lập, khách quan. Tuy nhiên, dự thảo luật cần quy định cụ thể hơn về nội dung này.

Đại biểu Lê Xuân Thân nhấn mạnh, việc điều chỉnh tên sơ thẩm và phúc thẩm thay cho cấp huyện, cấp tỉnh là một nội dung khó và thực hiện Nghị quyết số 49 năm 2005 của Bộ Chính trị và mới đây nhất là Nghị quyết 27 của Trung ương Đảng. Đại biểu cho rằng, việc điều chỉnh nhằm đảm bảo độc lập về xét xử theo thẩm quyền của cơ quan tòa án, không phụ thuộc vào địa giới hành chính, có như vậy mới đảm bảo tính nghiêm minh, công minh của tòa án, mới thực hiện được nhiệm vụ của Hiến pháp giao cho tòa án là bảo vệ công lý.

Theo đại biểu, Ban soạn thảo nên đưa vào các nội dung một cách cụ thể hơn, đó là sửa thẩm quyền của tòa án trong các luật tố tụng dân sự, hành chính và hình sự. Riêng hình sự không sửa thẩm quyền của Viện Kiểm sát và cơ quan điều tra. Đồng thời, lập Toản sơ thẩm không theo địa giới hành chính trên cơ sở tổng kết, đánh giá và xem xét lại hệ thống của tòa án cấp huyện hiện nay. Ngoài ra, tỉnh ủy, thành ủy thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với tòa án sơ thẩm; Tòa án nhân dân Tối cao vẫn quản lý tòa án địa phương về toàn bộ các công việc liên quan tới nhiệm vụ và vấn đề về tổ chức. 

Đại biểu cũng đề nghị bổ sung quy định theo hướng tập trung năng lực cho xét xử sơ thẩm của tòa án sơ thẩm; không phân biệt thẩm phán sơ cấp, trung cấp, cao cấp mà chỉ là thẩm phán.

PV (lược ghi)

Bài liên quan

Tin mới

Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Quê hương, con người Hải An được giới thiệu qua con đường bích họa đẹp mĩ mãn (bài 3)
Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Quê hương, con người Hải An được giới thiệu qua con đường bích họa đẹp mĩ mãn (bài 3)

Thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, xã Hải An, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định lựa chọn tiêu chí văn hóa là lĩnh vực nổi trội. Điển nhấn là con đường bích họa dài gần 2 km mang nhiều chủ đề khác nhau.

Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Xã chuyển đổi số có hệ thống phát wifi miễn phí, camera an ninh hoạt động suốt ngày đêm (bài 2)
Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Xã chuyển đổi số có hệ thống phát wifi miễn phí, camera an ninh hoạt động suốt ngày đêm (bài 2)

Năm 2012, xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định về đích nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là xã đầu tiên của tỉnh Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về chuyển đổi số.

Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Giao Phong chuyển mình trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh (bài 1)
Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Giao Phong chuyển mình trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh (bài 1)

Nông thôn mới đem đến luồng gió mới, thay đổi toàn diện bộ mặt xã Giao Phong - xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Nam Định. Nơi đây đã thực sự trở thành miền quê đáng sống, là địa chỉ đáng tin cậy để các địa phương trong và ngoài tỉnh về tham quan, học hỏi kinh nghiệm…

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Chương trình hành động của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng chính sách xã hội
Chương trình hành động của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng chính sách xã hội

Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Công bố chất lượng dịch vụ 10 doanh nghiệp bưu chính
Công bố chất lượng dịch vụ 10 doanh nghiệp bưu chính

Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố đánh giá chất lượng dịch vụ bưu chính năm 2023 của 10 doanh nghiệp.