Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về hầu hết các chỉ số, như số ca mắc mới và tử vong phát sinh trong ngày. Trong vòng 24 giờ qua, "xứ sở cờ hoa" có 19.703 người nhiễm virus SARS-CoV-2 và 619 người thiệt mạng vì dịch bệnh.

Tính tới sáng 1/6 theo giờ Việt Nam, Mỹ ghi nhận tổng cộng 1.836.523 ca bệnh và 106.176 ca tử vong. New York (89 ca), Massachusetts (78 ca) New Jersey (74 ca) và Illinois (60 ca) là những bang có nhiều người thiệt mạng vì COVID-19 nhất trong ngày.

Nga ghi nhận thêm 9.268 ca mắc và 138 ca tử vong do Covid-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga hiện tại là 405.843 trường hợp, trong đó 4.693 trường hợp tử vong.

Bộ Y tế Nga cho biết đã phê chuẩn loại thuốc điều trị Covid-19 đầu tiên có tên Avifavir, do Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) và tập đoàn ChemRar sản xuất. RDIF cho biết thuốc Avifavir đã cho thấy hiệu quả trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên và đang được thử nghiệm giai đoạn cuối với sự tham gia của 330 bệnh nhân.

Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cũng cho biết các nhà khoa học nước này đang nghiên cứu khoảng 50 dự án phát triển vaccine ngừa nCoV nhằm chống lại đại dịch đang hoành hành trên toàn cầu, khiến gần 6,2 triệu người nhiễm và hơn 370.000 người chết.

Tây Ban Nha ghi nhận tổng số ca mắc Covid-19 hiện tại là 286.509 trong đó có 27.127 ca tử vong sau khi có thêm 201 ca mới và 2 ca tử vong trong ngày 31/5.

Cùng ngày, Bộ Y tế Belarus thông báo nước này ghi nhận tổng cộng 41.658 trường hợp dương tính với COVID-19, tăng 894 trường hợp so với 1 ngày trước đó. 17.964 bệnh nhân đã hồi phục và được xuất viện, tăng thêm 574 người trong 24 giờ qua và có thêm 5 bệnh nhân tử vong, nâng tổng số tử vong do COVID-19 lên 229 bệnh nhân.

Anh ghi nhận thêm 1.936 ca mắc và 131 ca tử vong do Covid-19 trong ngày 31/5. Như vậy, tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này hiện tại là 274.762 trường hợp, trong đó có 38.489 ca tử vong. Anh vẫn là nước có số ca tử vong vì Covid-19 nhiều nhất châu Âu. 

Hơn 1.000 người đã thiệt mạng do dịch Covid-19 ở Chile, trong đó riêng tháng 5 có 827 ca tử vong.

Quốc gia ở Nam Mỹ cũng xác nhận có 99.688 ca mắc. Trong khi đó, tổng số người chết ở Brazil đã tăng lên gần 9.000, vượt Pháp và đứng thứ 4 thế giới, chỉ sau Mỹ, Anh, Italy.

Brazil đang chuẩn bị nới lỏng phong tỏa, bất chấp cảnh báo từ các chuyên gia y tế cộng đồng rằng, nước này chưa vượt qua điều tồi tệ nhất. Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã giảm nhẹ tính chất nghiêm trọng của dịch bệnh, chỉ trích lệnh phong tỏa làm tê liệt nền kinh tế và gia tăng thất nghiệp, đời sống khó khăn.

Tình hình dịch bệnh trên thế giới còn căng thẳngTình hình dịch bệnh trên thế giới còn căng thẳng

Khu vực Mỹ Latinh đã vượt qua mốc 50.000 ca tử vong và 1 triệu ca mắc, trong đó các nước bị dịch bệnh tấn công mạnh nhất là Brazil, Chile, Mexico, Peru. Riêng Brazil chiếm hơn một nửa số ca tử vong của khu vực…

Tại tâm dịch châu Âu mới đây Italy, số liệu của Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy cho thấy, trong ngày 31/5, nước này ghi nhận thêm 355 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 233.019 trường hợp. Trong khi đó, số ca tử vong đã tăng lên 33.415 trường hợp (tăng 75 ca).

Trong vòng 24 giờ qua có thêm 1.874 ca mắc COVID-19 hồi phục, nâng tổng số ca khỏi bệnh lên 157.507 trường hợp. Số ca phải điều trị tích cực tiếp tục giảm 15 ca xuống còn 435 trường hợp. Tổng số ca phải nhập viện tại Italy hiện còn 6.387 ca trong tổng số ca bệnh hiện tại là 42.075 người. 

Bộ Y tế Rwanda ngày 31/5 thông báo quốc gia Đông Phi này đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.  Bệnh nhân tử vong là một lái xe, 65 tuổi, đã hồi hương từ một nước láng giềng. Sau đó, người này đã đổ bệnh và bị ốm nặng.

Tình hình dịch bệnh tại châu Á cũng có nhiều diễn biến đáng lo ngại trong ngày 31/5.

Ấn Độ lần đầu tiên ghi nhận mức kỷ lục hơn 8.782 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới trong vòng 24 giờ, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 ở nước này lên 190.609 người, trong đó có 5.408 trường hợp tử vong.

Ấn Độ đã áp đặt lệnh phong tỏa sâu rộng và chưa từng có tiền lệ trên quy mô toàn quốc để ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ ngày 25/3. Khi đó, tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này chỉ là 600 trường hợp với 12 người tử vong.

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo Trung Quốc đại lục không có thêm ca nhiễm virus SARS-CoV-2  trong cộng đồng và cũng không có ca tử vong nào trong ngày 30/5. Tuy nhiên, Trung Quốc đại lục có thêm 2 ca nhiễm nhập cảnh, đều ở tỉnh Sơn Đông (Shandong), nâng tổng số ca nhiễm nhập cảnh lên 1.740 ca.

Trong vòng 1 ngày qua, Indonesia tiếp tục dẫn đầu khu vực về số ca tử vong. Dù tổng số ca mắc COVID-19 tại Singapore cao nhất, song Indonesia mới chính là “ổ dịch” nghiêm trọng nhất khu vực, với 1.613 người tử vong. Về tổng thể, dịch COVID-19 chỉ còn diễn biến phức tạp tại ba nước Indonesia, Singapore và Philippines.

Indonesia tiếp tục là ổ dịch nghiêm trọng nhất Đông Nam Á. Trong ngày 31/5, quốc gia này ghi nhận tới 40 người tử vong vì virus SARS-CoV-2, nâng tổng số người thiệt mạng vì COVID-19 lên 1.613 trường hợp, nhiều nhất khu vực.

Bộ Y tế Indonesia ngày 31/5 thông báo đã phát hiện 700 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới, nâng tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này lên 26.473 trường hợp. Bên cạnh đó, 7.308 trường hợp mắc COVID-19 đã khỏi bệnh và phục hồi.

Trang Nguyễn