Theo thống kê trên trang worldometers.info, đến 6h00 ngày 18/4 (giờ Việt Nam), trên toàn thế giới có tổng cộng 2.235.382 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 153.818 ca tử vong và 569.953 người đã bình phục. Trong khi dịch đang trên đà dịu đi ở nhiều nước châu Âu thì tại Mỹ số ca mắc bệnh mới và tử vong trong ngày vẫn là những số liệu kinh hoàng.

Đến 6h00 ngày 18/4, trong 48h Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới nào, hiện đã có 198 đã bình phục, 70 người còn đang điều trị.

Ngày 17/4, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Italy tại Hà Nội và công ty ENI của Italy đưa các công dân nước này đang bị “mắc kẹt” tại Việt Nam do ảnh hưởng của dịch Covid-19 về nước, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.Một số nước châu Âu đang bắt đầu giảm dần một cách thận trọng các biện pháp hạn chế đối với đời sống xã hội, giao thông và du lịch xuyên biên giới, Reuters đưa tin.Một số nước châu Âu đang bắt đầu giảm dần một cách thận trọng các biện pháp hạn chế đối với đời sống xã hội, giao thông và du lịch xuyên biên giới, Reuters đưa tin.

Tại NhậtBản, tính đến ngày 17/4, tổng số bệnh nhân mắc bệnh là 10.009 người, trong đó có 9.297 trường hợp trong nước và 712 trường hợp trên du thuyền Diamond Princess. Tổng số ca tử vong tăng lên 203 người, trong đó có 13 người trên du thuyền Diamond Princess. Thủ đô Tokyo vẫn đứng đầu danh sách các tỉnh, thành có nhiều người nhiễm bệnh nhất với 2.595 ca.

Thành phố Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung TrungQuốc ngày 17/4 đã sửa đổi số liệu các bệnh nhân được xác nhận nhiễm COVID-19, cũng như số ca tử vong vì dịch bệnh nguy hiểm này. Tổng số trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận tại Vũ Hán tính đến cuối ngày 16/4 đã được điều chỉnh tăng thêm 325 ca, lên 50.333 người, và số người tử vong tăng thêm 1.290 ca, lên 3.869 người.

Tại HànQuốc, ngày 17/4 ghi nhận số ca nhiễm mới ngày thứ 5 liên tiếp duy trì ở mức trên dưới 30, tỷ lệ khỏi bệnh đạt trên 73%. Số liệu thống kê của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho thấy tính tới hết ngày 17/4, với 22 ca mới được phát hiện, số ca nhiễm bệnh ở Hàn Quốc đã lên 10.635 người. Số ca tử vong là 230 (tăng thêm 1 ca), trong đó hơn 50% là bệnh nhân trên 80 tuổi.

Indonesia ngày 17/4 thông báo ghi nhận thêm 407 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đưa tổng số ca mắc tại nước này lên 5.923. Như vậy, hiện số ca mắc COVID-19 tại Indonesia đã vượt Philippines, trở thành nước có số người mắc bệnh nhiều nhất khu vực Đông Nam Á. Cùng ngày, nước này đã ghi nhận thêm 24 ca tử vong, đưa tổng số trường hợp tử vong  lên 420.

Theo tờ Straits Times (Singapore), Giáo sư Wiku Adisasmito, người dẫn đầu nhóm chuyên gia thuộc đội đặc nhiệm phản ứng COVID-19, cho biết, dịch bệnh tại Indonesia có thể lên tới đỉnh điểm với khoảng 100.000 ca nhiễm và trên 1.000 ca tử vong vào tháng 5. 

Theo Bộ Y tế AiCập, tổng số trường hợp tử vong do COVID-19 hiện là 205 người sau khi ghi nhận 9 bệnh nhân tử vong trong ngày 17/4.

Ngày 17/4, giới chức Bỉ thông báo COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 5.000 người tại nước này. Số người tử vong trong 24 giờ qua là 313 người, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Bỉ lên thành 5.163 người, một tỷ lệ khá cao so với các nước châu Âu khác cũng đang chống chọi với dịch bệnh. 50% số trường hợp tử vong là ghi nhận tại các viện dưỡng lão. Dân số của Bỉ hiện vào khoảng 11,5 triệu người.

Bộ trưởng Y tế Liên bang Đức Jens Spahn ngày 17/4 cho biết sau 4 tuần áp dụng các biện pháp ứng phó, đến nay, Đức đã có thể kiểm soát tốc độ lây lan dịch bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Hiện Đức có số ca nhiễm bệnh cao thứ 5 thế giới, sau Mỹ, Tây Ban Nha, Italy và Pháp nhưng nhờ các biện pháp xét nghiệm sớm trên diện rộng, quốc gia này đã hạn chế được số ca tử vong ở mức 3.188 ca, với 274 ca mới trong ngày 17/4.

Con số do Cơ quan bảo vệ dân sự Italy công bố cuối ngày 17/4 cho thấy, nước này có thêm 575 ca tử vong và 3493 ca nhiễm mới trong ngày. Tổng cộng, sau gần 2 tháng dịch bùng phát, Italy đã có 22.745 bệnh nhân thiệt mạng vì Covid-19, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Số ca nhiễm bệnh là trên 172.000 người. Giáo sư Gianni Rezza của Viện Y học cấp cao Italy nhận định, hiện nay đa số các ca nhiễm mới tại Italia có thể là trong các hộ gia đình.

Tính đến sáng 18/4, dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 14.576 người tại Anh trong tổng số 108.692 người nhiễm virus. Một triệu liều vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do các nhà khoa học Anh phát triển đang trong quá trình sản xuất và sẽ có sẵn để sử dụng vào tháng Chín tới. Đứng trước sức ép này, chính phủ Anh cho biết sẽ thành lập một đội “đặc nhiệm”, quy tụ các cơ quan chính phủ, các viện nghiên cứu và các tập đoàn dược phẩm để thúc đẩy nhanh nhất việc tìm kiếm vaccine. Trước mắt, chính phủ Anh sẽ đầu tư 14 triệu bảng để tài trợ cho 21 dự án nghiên cứu vaccine.

Ngày 17/4 (rạng sáng 18/4 theo giờ VN) Tổng thống Trump thông báo Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ tiến hành chương trình hỗ trợ mới trị giá 19 tỉ USD để giúp nông dân Mỹ giảm thiểu thiệt hại do đại dịch. Chương trình cứu trợ này nhằm hai mục tiêu chính là: hỗ trợ trực tiếp cho nông dân và thu mua thực phẩm như sữa, thịt và các nông sản để phân phối tới các ngân hàng thực phẩm, các tổ chức cộng đồng nhằm phục vụ những người khó khăn.

Mỹ hiện có số ca tử vong cao nhất thế giớiMỹ hiện có số ca tử vong cao nhất thế giới

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Mỹ khi trong vòng 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 2.625 ca tử vong. Mỹ là nước có số bệnh nhân và người tử vong cao nhất thế giới với 699.862 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 và 37.242 ca tử vong.

 Tính đến sáng 18/4, dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 18.681 người tại Pháp. Số ca tử vong trong bệnh viện là 11.478 người, tăng 418 ca trong vòng 24 giờ. Số liệu ghi nhận tại các nhà dưỡng lão và cơ sở y tế xã hội khác lên tới 7.203 trường hợp (tăng 343 ca). Tổng cộng có 109.252 bệnh nhân xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 (tăng 405 trường hợp trong 24 giờ).

Dịch COVID-19 lây lan mạnh mẽ đã đẩy thành phố Guayaquil ở Ecuador vào bi kịch do thiếu thiết bị y tế và thiếu cả quan tài cho người chết. Nhiều người đã phải sử dụng quan tài làm bằng bìa carton để mai táng người thân, trong khi có những gia đình phải giữ thi thể bệnh nhân tại nhà trong vài ngày liền.

Tính đến 17/4, giới chức Ecuador mới xác nhận hơn 400 ca tử vong do COVID-19, nhưng theo AFP, con số thực tế phải lên tới hàng ngàn người.

Đến nay, có 34.420 bệnh nhân đã hồi phục và ra viện. Kể từ ngày 17/4, thủ đô Sofia của Bulgaria sẽ bị phong tỏa nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đang gia tăng mạnh trong 2 ngày qua tại thành phố này. Mọi hoạt động giao thông đến và từ Sofia bị cấm cho đến khi có thông báo mới, trừ việc vận chuyển hàng hóa thiết yếu và những người phải đi làm hoặc đến bệnh viện. Hiện toàn bộ người dân Bulgaria đang phải thực hiện giãn cách xã hội và đeo khẩu trang. Đất nước này đã áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại không cần thiết trong nội đô trong tháng 3, tuy nhiên, các biện pháp này được siết chặt hơn sau khi có hơn 5.000 ô tô cố tình rời khỏi thủ đô trong ngày 16/4, trước kỳ nghỉ Lễ Phục sinh.

Cùng ngày, Quốc hội Romania đã thông qua việc gia hạn "tình trạng khẩn cấp" thêm 30 ngày đến 14/5. Romania bắt đầu thực hiện "tình trạng khẩn cấp" từ ngày 16/3 sau khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 vượt quá 100 người. Theo số liệu cập nhật đến hết ngày 16/4, quốc gia Đông Âu này ghi nhận 7.707 ca nhiễm và 392 ca tử vong.

Cũng trong ngày 17/4, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã ghi nhận thêm 477 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 2 trường hợp tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên tới 6.302 trường hợp và đã có 37 người tử vong do căn bệnh này.

Theo nghiên cứu mới, đợt bùng phát lây nhiễm trên người đầu tiên của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) có thể đã xảy ra ở phía nam Trung Quốc chứ không phải thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung nước này, theo nhóm nghiên cứu quốc tế do Đại học Cambridge (Anh) dẫn đầu.

 Trang Nguyễn