Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tổng công ty Vận tải Hà Nội: Giả dự án để trốn thuế

Thực tế, có những DNNN chưa CPH khi chuyển sang công ty TNHH MTV (100% vốn nhà nước), đang quản lý nhiều d

Bài 2: Mảnh đất vàng “bốc hơi” nhiều diện tích

Thực tế, có những DNNN chưa CPH khi chuyển sang công ty TNHH MTV (100% vốn nhà nước), đang quản lý nhiều diện tích đất sở hữu nhà nước (SHNN). Mặc dù cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định, yêu cầu DN chuyển đất SHNN mà họ đang quản lý sang dạng thuê của Nhà nước, nhưng nhiều DN chưa thực hiện việc này hoặc chưa chuyển mục đích sử dụng đất nhằm trốn nghĩa vụ nộp thuế nhiều năm qua, gây thất thoát lớn NSNN.


DN phớt lờ các quyết định ban hành?

Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg về việc sắp xết lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước (QĐ09); tiếp đến là QĐ140 ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung QĐ09.

Theo đó, ngày 25/11/2008, UBND TP. Hà Nội ban hành QĐ số 49/2008/QĐ-UBND quy định về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước do các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và công ty nhà nước đang sử dụng đất, thuộc thành phố quản lý trên địa bàn thành phố. Do đó, các tổ chức đang sử dụng đất phải lập phương án sắp xếp lại các cở sở nhà, đất của Nhà nước mà họ đang sử dụng cùng với biên bản kiểm tra hiện trạng quản lý sử dụng đất đề xuất kiến nghị Tổ công tác - Ban Chỉ đạo 09 TP. Hà Nội để được UBND Thành phố phê duyệt.

Cụ thể, TCT Vận tải Hà Nội được UBND TP. Hà Nội phê duyệt QĐ số 2267/2009/QĐ-UBND về việc sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất - sở hữu nhà nước thuộc TCT Vận tải Hà Nội (QĐ2267). Có đoạn nội dung QĐ2267 còn nêu: “… Căn cứ các cơ sở quy định cụ thể về việc sử dụng đất trước khi QĐ này phê duyệt thì TCT Vận tải Hà Nội phải lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước nằm tại TCT này (ngày 01/04/2009) để trình UBND TP. Hà Nội phê duyệt…”.

Cũng tại QĐ2267 này khẳng định phải căn cứ phương án của TCT Vận tải Hà Nội lập làm cơ sở duyệt: “ … Biên bản kiểm tra hiện trạng sử dụng đất; diện tích nhà đất nằm ở địa chỉ số 1, 3, 5 Đinh Tiên Hoàng, diện tích 310 m2 đất, 1550 m2 sàn xây dựng - do TCT Vận tải Hà Nội lập làm cơ sở đề xuất kiến nghị Tổ công tác - Ban Chỉ đạo 09 Hà Nội trình UBND TP. Hà Nội phê duyệt…”. QĐ2267 nhấn mạnh: “TCT Vận tải Hà Nội lập hồ sơ, làm thủ tục đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng thẩm tra cho phép chuyển mục đích sử dụng đất…”. Tuy nhiên, lãnh đạo TCT này không những phớt lờ không thực hiện yêu cầu của QĐ2267, mà còn cho các tổ chức khác thuê để kiếm tiền trái quy định của pháp luật? Nguồn tiền này vào túi ai, trong khi Nhà nước mất đi nguồn ngân sách không nhỏ?

Hàng trăm m2 đất biến mất?

Tại địa chỉ 1, 3, 5 Đinh Tiên Hoàng (do TCT Vận tải Hà Nội quản lý nhiều năm nay), nằm trong khu phố cổ, giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, nơi trung tâm dịch vụ và du lịch “ hot nhất” của Thủ đô. Năm 2009, TCT này kê khai chỉ còn diện tích 310 m2.

Trước đó, năm 1998, tại Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên & Môi trường), lưu giữ Hồ sơ hiện trạng địa chính thửa đất của các chủ sử dụng đất thuộc phường Hàng Bạc (Hoàn Kiếm) khẳng định diện tích đất ở địa chỉ số 1, 3 và 5 Đinh Tiên Hoàng là: “Biên bản ghi ngày 12/11/1998 về việc xác định ranh giới, mốc giới thửa đất số nhà 1, 3, 5 Đinh Tiên Hoàng, Tờ bản đồ số 136 với diện tích 546,5 m2…”.

Tại biên bản này còn nêu “Thành phần lập biên bản gồm cán bộ đo đạc và chính quyền sở tại, gồm: Ông Nguyễn Tuyến Quang, Chủ tịch UBND phường Hàng Bạc, ông Trần Chí Trung và Đồ Viết Huy là cán bộ địa chính và cán bộ đo đạc phường Hàng Bạc…”.

Điều kỳ lạ ở đây là sau một thời gian, kể từ năm 1998, khi lập biên bản hiện trạng sử dụng đất của chính quyền địa phương phường Hàng Bạc thì diện tích số 1, 3, 5 Đinh Tiên Hoàng là 546,5 m2; nhưng đến ngày 01/04/2009, tại Tờ lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước thuộc TCT Vận tải Hà Nội thì, TCT Vận tải Hà Nội đề xuất diện tích ở số 1, 3, 5 Đinh Tiên Hoàng chỉ còn lại là 310 m2? Vậy số diện tích ở số 1, 3, 5 Đinh Tiên Hoàng từ 546,5 m2, xuống còn 310 m2 thì TCT Vận tải đã được Nhà nước giao cho quản lý sử dụng từ trước đến nay ở mảnh đất thánh địa này “bốc hơi” đâu mất hơn 236 m2 đất?

DN vẫn tiếp tục né tránh?

Sau khi Thương hiệu & Công luận đăng bài 1: “Nhiều diện tích nhà, đất cho thuê trái mục đích” của TCT Vận tải Hà Nội (số 126, mục: “Xây dựng - Đô thị - Bất động sản”), chúng tôi tiếp tục đến TCT này để tìm hiểu thông tin về thực trạng như đã nêu. Song tại đây, chúng tôi chỉ được gặp nhân viên văn thư Đoàn Thị Mai Phương và chị Phương cũng đã hứa nhiều lần sẽ trình TGĐ Nguyễn Phi Thường, cử người của TCT gặp để được cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, nhưng sau đó vẫn bặt vô âm tín.

Mới đây, chúng tôi tiếp tục gọi điện vào máy bàn làm việc của TGĐ Thường (là người đại diện theo pháp luật của TCT Vận tải Hà Nội) thì vẫn lại là nhân viên Phương trả lời: “Em đã trình TGĐ Thường, nhưng không thấy sếp Thường chỉ đạo việc các chị đề nghị, do đó em không hỏi nữa”.

Phải chăng, lãnh đạo TCT Vận tải Hà Nội cố tình cho thuê nhiều diện tích đất của Nhà nước để kiếm các khoản tiền trái pháp luật - lên tới nhiều tỷ đồng trong nhiều năm qua; cố tình không cung cấp thông tin cho báo chí nhằm bưng bít việc làm trái quy định của mình? (Xin nêu một số diện tích đất ở số 5 Lê Thánh Tông; số 1, 3 và 5 Đinh Tiên Hoàng; các ki-ốt thuộc địa chỉ số 311 Đường Trường Chinh… mà DN này không làm thủ tục dự án đầu tư chuyển đổi diện tích đất đang sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo QĐ2267 sang kinh doanh bất động sản để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định pháp luật thì TCT này mới được cho thuê nhà đất)…

Từ hiện trạng nêu trên, đề nghị UBND TP. Hà Nội, các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc nhằm làm rõ 236 m2 đất tại địa chỉ số 1, 3 và 5 Đinh Tiên Hoàng “bốc hơi” và nhiều diện tích đất theo QĐ2267 mà TCT Vận tải Hà Nội đang cho thuê trái phép để bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật.

Bài 3: Hành vi kinh doanh gian dối để kiếm tiền?

Nhóm phóng viên

Tin mới

Du khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững
Du khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững

NDO - Du khách Việt Nam khẳng định rằng du lịch bền vững đóng một vai trò quan trọng trong lựa chọn mong muốn thực hiện các chuyến đi bền vững hơn trong vòng 12 tháng tới. Đây là một phần kết quả trong báo cáo Du lịch Bền vững 2024 của nền tảng cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Booking.com.

Phục vụ an toàn gần 1,8 triệu hành khách đi hàng không trong dịp lễ
Phục vụ an toàn gần 1,8 triệu hành khách đi hàng không trong dịp lễ

Ngày 3/5, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, các cảng hàng không trực thuộc ACV đã đón gần 1,8 triệu hành khách trong giai đoạn phục vụ cao điểm lễ 30/4 và 1/5 vừa qua.

Sơ duyệt các hoạt động Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Sơ duyệt các hoạt động Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

NDO - Sáng 3/5, tại tỉnh Điện Biên, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức Sơ duyệt Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (sau đây gọi là Chương trình sơ duyệt).

SHB là ngân hàng Việt Nam duy nhất giành cú đúp giải thưởng Digital CX Awards 2024
SHB là ngân hàng Việt Nam duy nhất giành cú đúp giải thưởng Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.

Khám xét Công ty Hasa Mặt Trời vì nghi sản xuất phân bón giả
Khám xét Công ty Hasa Mặt Trời vì nghi sản xuất phân bón giả

Sáng nay, 3/5, lực lượng Công an tỉnh Bình Thuận đã chia làm 3 tổ, đồng loạt thi hành lệnh khám xét tại 3 điểm sản xuất, mua bán phân bón liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hasa Mặt Trời.

Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp
Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp

Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết chọn năm 2026 là Năm quốc tế phụ nữ làm nông nghiệp. Nghị quyết do nhóm nòng cốt gồm: Mỹ, Argentina, Colombia, Pháp, Italy, Nhật Bản, Morocco, Peru, Philippines và Việt Nam đề xuất và được 126 nước đồng bảo trợ.