Sự kiện nhằm vinh danh những DN hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận tốt, có vị thế trong ngành và đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của toàn ngành. Đáng chú ý, trong TOP 10 Bảng xếp hạng TOP 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2023, các ngân hàng giữ vị trí áp đảo!
Bài 20: DN Đường Quảng Ngãi - thương hiệu uy tín
Là công ty đại chúng, DN luôn được những tổ chức uy tín đánh giá cao về quy mô, uy tín và thương hiệu. Liên tiếp trong nhiều năm, đơn vị được xếp thứ hạng cao trong TOP 500 DN lớn nhất Việt Nam, TOP 500 DN phát triển nhanh nhất Việt Nam và TOP 1.000 DN nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam.
Những dấu mốc quan trọng
Năm 1970, Công ty CP Đường Quảng Ngãi (tiền thân là Công ty Đường Quảng Ngãi - tên tiếng Anh: Quang Ngai Sugar Joint Stock Company; tên viết tắt: QNS) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được thành lập từ những năm 1970 với 2 sản phẩm chính là đường RS và cồn, cùng số lao động khoảng 650 người.
Năm 2005, đơn vị đổi mới DN từ 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Ngày 30/9/2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra Quyết định số 2610/QĐ/BNN-ĐMDN về việc phê duyệt phương án CPH DNNN Công ty Đường Quảng Ngãi - chuyển thành Công ty CP Đường Quảng Ngãi.
Ngày 28/12/2005, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 3403000079 và Công ty CP Đường Quảng Ngãi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2006.
Ngày 1/1/2006, QNS chính thức đi vào hoạt động, khởi đầu những thách thức trong giai đoạn đổi mới sau CPH.
Ngày 29/11/2007, QNS chính thức được công nhận là công ty đại chúng, theo Giấy chứng nhận số 236/ĐKCB, do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
Từ năm 2008 – 2009, thành lập công ty con Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Thành Phát
Năm 2008, thành lập công ty con - Công ty TNHH MTV TM Thành Phát với tỷ lệ sở hữu 100%.
Ngày 23/6/2009, Nhà nước đã thoái toàn bộ vốn tại QNS bằng hình thức bán cho nhà đầu tư bên ngoài và người lao động trong công ty - chính thức trở thành Công ty CP không còn vốn nhà nước.
Từ năm 2010 – 2011, Nhà máy Cồn rượu và Nhà máy Đường Quảng Phú tạm dừng hoạt động; đổi tên Xí nghiệp Cơ khí thành Nhà máy Cơ khí; thành lập Xí nghiệp Cơ giới nông nghiệp và Trung tâm Môi trường & Nước sạch.
Từ năm 2012 – 2013, khánh thành Nhà máy Sữa đậu nành Vinasoy Bắc Ninh, công suất giai đoạn I là 90 triệu lít/năm; đầu tư mở rộng - nâng công suất Nhà máy Bia Dung Quất giai đoạn I từ 50 triệu lít/năm, lên 100 triệu lít/năm; đầu tư mở rộng - nâng công suất Nhà máy Đường An Khê lên 10.000 TMN; thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng đậu nành VSAC.
Năm 2014, cổ phiếu Công ty CP Đường Quảng Ngãi chính thức được lưu ký tập trung, tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam; xây dựng Nhà máy Sữa đậu nành Vinasoy tại Bắc Ninh giai đoạn II, công suất 180 triệu lít/năm.
Năm 2015, Kỷ niệm 10 năm CPH Công ty CP Đường Quảng Ngãi.
Từ năm 2016 – 2017, đầu tư xây dựng Nhà máy Điện sinh khối An Khê.
Ngày 20/12/2016, cổ phiếu QNS của công ty chính thức giao dịch tại Sàn Giao dịch chứng khoán UPCOM; xây dựng Nhà máy Sữa đậu nành Vinasoy Bình Dương, công suất giai đoạn I là 90 triệu lít/năm; đầu tư mở rộng - nâng công suất Nhà máy Đường An Khê lên 18.000 tấn mía/ngày; đầu tư xây dựng Nhà máy Điện sinh khối An Khê, công suất 95MW.
Năm 2018, Nhà máy Điện sinh khối An Khê chính thức hòa vào lưới điện quốc gia.
Năm 2019: Dây chuyền sản xuất đường tinh luyện RE chính thức đi vào hoạt động, sau 1 năm đầu tư, xây dựng.
Ngày 18/6/2020, sản phẩm sữa đậu nành Fami của Vinasoy đã lần lượt hiện diện trên các sàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc. Năm 2020, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với Nhà máy Đường Phổ Phong - Chi nhánh Công ty CP Đường Quảng Ngãi.
Ngày 1/7/2021, dây chuyền sản xuất đường tinh luyện RE chính thức đi vào hoạt động thương mại. Tháng 4/2021, Trung tâm Giống mía Quảng Ngãi chuyển đổi thành Trung tâm Nghiên cứu và phát triển đậu nành.
Tháng 10/2022, công ty ra mắt sản phẩm sữa chua VEYO YOGURT - sữa chua uống từ thực vật đầu tiên tại Việt Nam, được lên men tự nhiên từ sữa 5 loại hạt cao cấp (macca, hạnh nhân, hạt dẻ cười, óc chó và đậu nành); có 3 vị là cam Yuzu, đào tiên Nhật và vị dâu Nhật.
Năm 2023, doanh thu và lợi nhuận của công ty cao nhất từ trước đến nay…
Chiều 29/10/2024, tại Công ty CP Đường Quảng Ngãi, UBMT Lào Xây dựng đất nước tỉnh SeKong (Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào) đến làm việc và tham quan công ty
DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam
Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ 8/2022 với chủ đề “Kiến tạo tương lai” - được Bộ Công Thương tổ chức vào tối 2/11/2022, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội.
Theo đó, Công ty CP Đường Quảng Ngãi có 5 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, gồm: Đường QNS; Nước khoáng Thạch Bích; Bánh kẹo Biscafun; Bia Dung Quất; Sữa đậu nành Vinasoy.
Ngày 26/10/2023, tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), đã phối hợp với Báo điện tử VietNamNet - chính thức tổ chức Lễ công bố TOP 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500) & TOP 10 công ty uy tín ngành thực phẩm - đồ uống - bán lẻ - bao bì năm 2023. Theo đó,Công ty CP Đường Quảng Ngãi(QNS) lọt TOP 50 DN tư nhân và TOP 100 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam.
Bảng xếp hạng PROFIT500 được đánh giá - dựa trên phương pháp tính điểm với các trụ cột chính là lợi nhuận trước thuế, doanh thu, các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của DN (bao gồm ROA, ROE, ROR, cùng một số chỉ tiêu tham chiếu quan trọng khác như uy tín của DN trên truyền thông, quy mô lao động).
Bảng xếp hạng PROFIT500 nhằm tìm kiếm và tôn vinh những DN hoạt động hiệu quả, có khả năng tạo lợi nhuận cao và bền vững. Trải qua 7 năm tìm kiếm và công bố, Bảng xếp hạng PROFIT500 thể hiện vai trò quan trọng trong việc ghi nhận một cách xứng đáng - đóng góp của những DN hàng đầu Việt Nam; góp phần giới thiệu và nâng tầm thương hiệu DN Việt tới cộng đồng kinh doanh, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Năm 2023, QNS tiếp tục đứng vị trí thứ 40/500 DN tư nhân và 90/500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam. Kết quả này, khẳng định hiệu quả hoạt động của Công ty CP Đường Quảng Ngãitrong những năm qua, với tình hình tài chính lành mạnh, cùng năng lực quản trị biến động - linh hoạt, được đánh giá và công nhận khách quan bởi nhiều tổ chức uy tín trong và ngoài nước.
Công ty CP Đường Quảng Ngãi có định hướng phát triển: Trở thành công ty sản xuất đường lớn nhất Việt Nam; giữ vững vị thế nhà sản xuất sữa đậu nành hộp giấy lớn nhất Việt Nam; phát triển ngành hàng dinh dưỡng từ thực vật.
Công ty CP Đường Quảng Ngãi được đánh giá có quy mô và năng lực sản xuất không ngừng nâng cao. Các sản phẩm của công ty đã “góp mặt” tại khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước và từng bước xuất khẩu.
Theo lãnh đạo đơn vị, Công ty CP Đường Quảng Ngãi đã 7 lần liên tiếp lọt TOP 100 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam.
Các sản phẩm của công ty (Ảnh: T.L)
Không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất
Động thái này - là một phần trong kế hoạch mở rộng vùng trồng mía thêm 3.000 - 4.000 ha/năm, sẽ nâng tổng diện tích mía lên 40.000 ha vào niên vụ 2028 - 2029 của “ông lớn” ngành mía đường Việt Nam.
Công ty CP Đường Quảng Ngãi đã thông qua phương án đầu tư mở rộng các nhà máy sản xuất, chế biến và xây dựng một số cơ sở hạ tầng khác.
Cụ thể, QNS kế hoạch chi hơn 1.169 tỷ đồng để nâng công suất hàng năm hệ thống chế biến đường từ mía, tại Nhà máy An Khê (Gia Lai), lên 25.000 tấn. Nguồn vốn đầu tư, bao gồm vốn tự có của công ty hơn 335 tỷ và vốn vay 834 tỷ đồng.
Dự án được chuẩn bị từ tháng 6/2024, dự kiến bắt đầu thực hiện từ tháng 11/2024, sản xuất thử từ tháng 11/2026 và dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 11/2027.
Công ty đã thông qua dự án đầu tư mở rộng Nhà máy Điện sinh khối An Khê nhằm nâng tổng công suất thiết kế lên 135 MW. Theo đó, công ty dự kiến chi 847 tỷ đồng, đầu tư tổ máy phát điện số 3 - công suất lắp đặt 40 MW, bao gồm vốn tự có là 243 tỷ đồng và phần còn lại được vay từ ngân hàng.
Mục đích của dự án nhằm sử dụng nguồn bã mía trong sản xuất đường mía để tạo ra nguồn năng lượng sạch, giải quyết vấn đề môi trường, đáp ứng tăng trưởng phụ tải hằng năm của tỉnh Gia Lai và khu vực miền Trung, tăng thêm doanh thu cho công ty.
Nguyên liệu mía
Theo kế hoạch, dự án mở rộng Nhà máy Điện sinh khối An Khê, được tiến hành từ tháng 6/2024 và đi vào hoạt động từ tháng 11/2027.
Công ty cũng dự kiến, đầu tư thêm Kho B1, tại Nhà máy Bánh kẹo Biscafun với giá trị gần 16 tỷ đồng và hệ thống phòng cháy chữa cháy tại Nhà máy Vinasoy Bắc Ninh, giá trị gần 14 tỷ đồng. Hai dự án trên, thực hiện từ tháng 7/2024.
Như vậy, Công ty CP Đường Quảng Ngãi chi tổng cộng khoảng 2.036 tỷ đồng để đầu tư cho các dự án trên.
Vượt 31% mục tiêu lãi cả năm
Kết thúc quý III/2024, Công ty CP Đường Quảng Ngãi thu về 2.727 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 11% so cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, biên lãi gộp sụt giảm nhẹ, từ mức 34,8% về mức 33,4%.
Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ của công ty, giảm 31% về mức 64 tỷ đồng; trong khi các khoản chi phí khác diễn biến trái chiều.Kết quả, công ty ghi nhận 532 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 5% so quý III/2023. Lũy kế 9 tháng đầu năm, đơn vị đạt .069 tỷ đồng doanh thu thuần và 1.755 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 4% và 14% so cùng kỳ năm trước.
Tính chung 9 tháng, Công ty CP Đường Quảng Ngãi đã hoàn thành 90% mục tiêu doanh thu và 131% mục tiêu lợi nhuận năm. Đặc biệt, đơn vị đang nắm lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng lên đến hơn 13.000 tỷ đồng.
Năm nay, Công ty CP Đường Quảng Ngãi đặt mục tiêu kinh doanh “thận trọng” với tổng doanh thu 9.000 đồng và lãi sau thuế 1.341 tỷ đồng, giảm lần lượt 14% và 39% so nền cao kỷ lục của năm 2023.
Công ty Chứng khoán Vietcombank nhận định, sản lượng đường của Công ty CP Đường Quảng Ngãi sẽ tiếp tục tăng; cùng với đó, giá bán đường trong nước, dự báo neo cao trong quý cuối năm. Những yếu tố này, được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy kết quả kinh doanh mảng đường của Công ty CP Đường Quảng Ngãi. Năm nay, đơn vị dự kiến, tổng sản lượng đường sẽ đạt 220.000 tấn, giảm nhẹ 2% so 2023.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ sữa các loại nói chung, sữa đậu nành nói riêng, dự kiến sẽ phục hồi, giúp thúc đẩy mảng sữa đậu nành thương hiệu Fami của Công ty CP Đường Quảng Ngãi.
Tại thời điểm cuối quý III/2024, tổng tài sản của Công ty CP Đường Quảng Ngãi đạt hơn 13.000 tỷ đồng, tăng gần 1.000 tỷ đồng so đầu năm. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi ngân hàng với hơn 7.000 tỷ đồng (tương đương 54% tổng tài sản). Trong 9 tháng đầu năm 2024, công ty nhận gần 175 tỷ đồng lãi tiền gửi, tiền cho vay.
Ở phía bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của Công ty CP Đường Quảng Ngãi là hơn 3.600 tỷ đồng, tăng nhẹ so đầu năm. Trong đó, dư nợ tài chính hơn 2.300 tỷ đồng, giảm hơn 100 tỷ đồng so đầu năm và hoàn toàn là nợ vay ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại.
Về vấn đề cổ tức, trong năm 2023, khi đạt mức lợi nhuận cao kỷ lục, Công ty CP Đường Quảng Ngãi đã chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ lên đến 40%.
Theo kế hoạch năm 2024, công ty dự kiến chia tỷ lệ cổ tức ở mức 15% hoặc cao hơn, chi trả bằng tiền mặt (tháng 9 vừa qua, công ty đã tạm ứng đợt cổ tức đầu tiên với tỷ lệ 10%).
Sản phẩm đạt Chứng nhận Halal
Chiều 22/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị Halal toàn quốc về “Phát huy nội lực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xây dựng ngành Halal Việt Nam phát triển bền vững”.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Võ Phiên cùng Tổng giám đốc công ty Võ Thành Đàng và Phó tổng giám đốc công ty Đặng Phú Quý tại gian hàng giới thiệu những sản phẩm đạt chứng nhận Halal của QNS
Ngành công nghiệp Halal (gọi tắt là ngành Halal) là tổng thể các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Hồi giáo, từ thực phẩm và đồ uống Halal, dược phẩm Halal, mỹ phẩm Halal, thời trang và nghệ thuật, kinh tế số Hồi giáo, y tế và chăm sóc sức khỏe, du lịch thân thiện với người Hồi giáo, chuỗi cung ứng, vận tải cho đến hậu cần Halal, tài chính Hồi giáo.
Có thể nói, ngành Halal Việt Nam - là một phần của ngành công nghiệp Halal toàn cầu, tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn Halal cho người tiêu dùng Hồi giáo.
Hội nghị - do Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng tổ chức. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Hội nghị là sự kiện quốc tế có quy mô lớn nhất về Halal - lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị có sự tham dự của đại diện của 50 nước, các tổ chức khu vực, quốc tế bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến, các đại sứ và đại diện đại sứ quán các nước Hồi giáo/thị trường Halal quan trọng và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội.
Tham dự Hội nghị, Công ty CP Đường Quảng Ngãi đã giới thiệu gần 100 sản phẩm đã đạt chứng nhận theo Tiêu chuẩn HALAL.
Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ 2 trên thế giới với hơn 2 tỷ người theo đạo Hồi (tương đương 15% dân số toàn cầu). Thị trường tiêu thụ sản phẩm Halal, phân bổ khắp các châu lục trên thế giới, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo.
Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng các tiêu chí đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 9001, ISO 22000, FSSC 22000…, Công ty CP Đường Quảng Ngãi đã chủ động xây dựng áp dụng Hệ thống đảm bảo Halal trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị và được Văn phòng chứng nhận Halal – HCA Việt Nam cấp chứng nhận sản phẩm HALAL cho hầu hết các sản phẩm (đường, sữa, bánh kẹo, nha...).
Mỗi tiêu chuẩn, có những yêu cầu và quy định nghiệm ngặt khác nhau cần tuân thủ. Nhưng, một DN nếu đảm bảo đủ đầy các tiêu chuẩn trên - đã có thể yên tâm về chất lượng cho đến dịch vụ góp phần nâng cao mức độ uy tín của thương hiệu.
Nắm rõ được điều đó, Công ty CP Đường Quảng Ngãi luôn xác định việc xây dựng áp dụng, vận hành tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm - là chiến lược sống còn của đơn vị.
Chuyên viên phòng KCS - Công ty CP Đường Quảng Ngãi, Tôn Ngọc Hà nhìn nhân:
“Từ những năm 2014, công ty đã bắt đầu xây dựng, áp dụng hệ thống đảm bảo Halal và áp dụng chứng nhận phù hợp cho các sản phẩm của Nhà máy Nước khoáng Thạch Bích và những năm tiếp theo. Đến nay, công ty đã áp dụng và được cấp chứng nhận sản phẩm Halal cho các đơn vị Nhà máy Bánh kẹo Biscafun, Nhà máy Đường An Khê, Nhà máy Sữa Vinasoy và Nhà máy Nha”.
Sự góp mặt các sản phẩm của QNS tại Hội Nghị Halal, đã khẳng định sự sẵn sàng đáp ứng yêu cầu đối với thị trường thế giới…
5 sản phẩm của Công ty CP Đường Quảng Ngãi đạt Thương hiệu Quốc gia (Ảnh: Mỹ An)
Vượt qua thử thách, năm 2023, Công ty CP Đường Quảng Ngãi đạt doanh thu cao nhất từ trước đến nay. Sản phẩm đường - trở thành động lực tăng trưởng chính của đơn vị trong giai đoạn này. Thông tin được đưa ra tại Hội nghị người lao động năm 2024 của công ty, vừa diễn ra.
Năm 2024, Công ty CP Đường Quảng Ngãi đặt mục tiêu doanh thu đạt 9.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.500 tỷ đồng. Định hướng chiến lược là đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu mía ổn định, bền vững. Đối với vùng nguyên liệu đậu nành, công ty tiếp tục các chương trình:
Lai tạo, khảo nghiệm giống, thử nghiệm các dòng triển vọng, hoàn thiện mô hình liên kết sản xuất, thu mua, xử lý sau thu hoạch; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới có tính năng nổi bật, phục vụ đa dạng khách hàng.
Công ty tiếp tục phát triển mạng lưới tiêu thụ, đẩy mạnh các chính sách bán hàng, tích cực tìm kiếm đối tác phân phối sản phẩm ở thị trường nước ngoài…
Đường link: https://profit500.vn/Charts/Index?chartId=13 (Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam)
Bài sau: Tập đoàn Ecopark - tiên phong BĐS xanh
Thủy Hương