Ảnh minh họa
Ảnh minh họa (Ảnh: NGUYỄN SANG)

Kế hoạch nhằm thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch, hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng.

Một số chỉ tiêu cụ thể được đặt ra: 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp sẽ được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt từ 50% trở lên. 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại TP Thủ Đức và các quận huyện; 60% hồ sơ công việc tại xã, phường, thị trấn được xử lý trên môi trường mạng.

TP.HCM cũng đặt mục tiêu thuộc nhóm 5 địa phương đứng đầu về chính phủ điện tử; nhóm 3 địa phương dẫn đầu về công nghệ thông tin, nhóm 3 về an toàn, an ninh mạng…

Theo đó, TP.HCM đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm như hoàn thiện môi trường pháp lý; phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống nền tảng và dữ liệu, các ứng dụng, dịch vụ; bảo đảm an toàn thông tin; phát triển nguồn nhân lực.

Ngoài đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; TP.HCM tập trung phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Đồng thời nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ; thu hút nguồn lực công nghệ thông tin, tăng cường hợp tác quốc tế…

Nguyễn Tùng