Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP.HCM: Rà soát gần 3000 dự án bất động sản, hàng loạt 'ông lớn' bị kiểm tra

Qua rà soát 2.758 dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phát hiện có 215 dự án có dấu hiệu chậm triển khai. Trước tình trạng trên, UBND TP.HCM đã có văn bản đề nghị Sở Xây dựng TP.HCM kiểm tra, rà soát hàng loạt các dự án chậm tiến độ trên địa bàn và có những giải pháp xử lý .

Để chấm dứt tình trạng xí đất rồi chuyển nhượng, không triển khai dự án, trong thời gian tới Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) sẽ phối hợp với Sở Xây dựng rà soát lại từng dự án, chậm triển khai phải thu hồi.

Theo Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Toàn Thắng, việc rà soát tất cả các dự án hiện đã được đưa vào kế hoạch sử dụng đất, trong thời gian từ 2016-2020, được thực hiện theo Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ, với sự chỉ đạo của UBND TP.TP.HCM: Rà soát gần 3000 dự án bất động sản, hàng loạt 'ông lớn' bị kiểm tra - Hình 1

TP.HCM có 215 dự án liên quan tới vấn đề chậm triển khai

Sở TN&MT đã phối hợp với 24 quận huyện, tiến hành rà soát 2.758 dự án, đã được đưa vào kế hoạch sử dụng đất. Qua rà soát, căn cứ vào các quy định của pháp luật về đất đai và sự chỉ đạo, lãnh đạo của UBND TP, xác định có 215 dự án liên quan tới vấn đề chậm triển khai.

“Trong báo cáo đề xuất, UBND TP giao Sở TN&MT, trong quý IV, tức là từ nay tới tháng 12/2018, phải tập trung đề xuất xử lý luôn 215 dự án này, vì có dấu hiệu chậm triển khai so với yêu cầu”, ông Thắng cho biết.

Bên cạnh đó, Sở TN&MT cũng được UBND TP giao rà soát lại các chính sách về bồi thường, trình UBND TP điều chỉnh. Mục tiêu là tăng cường công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn TP.

Được biết, hiện TP.HCM có hàng loạt dự án có quy mô lớn được quy hoạch từ 7 - 8 năm, thậm chí đến hơn 20 năm nay chưa được triển khai có thể kể đến như Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa rộng hơn 426 ha (quận Bình Thạnh); dự án Khu đô thị Đại học quốc tế rộng 900 ha (xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn) do Berjaya Việt Nam làm chủ đầu; khu Trung tâm dân cư Tân Tạo và Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng với quy mô thu hồi đất gần 500 ha do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh làm chủ đầu tư…

Huyện Nhà Bè có nhiều nhất với 85 dự án, có đến 26 dự án chưa khởi công, 28 đang thực hiện các khâu giải tỏa đền bù, san lấp mặt bằng và xây dựng công trình. Thậm chí, có những dự án dù đã giải tỏa đền bù được 80 - 90% nhưng vẫn chưa thể triển khai, như Dự án khu đô thị do Công ty Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư rộng 92ha tại xã Phước Kiển; khu đô thị tại xã Phước Lộc do Công ty Tân Hải - Đại Nhân làm chủ đầu tư rộng 70ha…

UBND TP.HCM cũng đề nghị các quận, huyện cần lập ngay các tổ liên ngành rà soát tất cả dự án chậm tiến độ. Những dự án nào kéo dài, không thể triển khai sẽ có những giải pháp xử lý phù hợp vì càng kéo dài người dân càng khổ.

Giám đốc Sở TN&MT cho biết thêm, ngày 9/8/2018, Sở đã trình UBND TP, ban hành quyết định số 28/2018/QĐ-UBND, sửa quyết định số 23/2015/QĐ-UBND. Trong đó có 26 điểm thực tế đã tiếp thu từ quyết định 35/2015/QĐ-UBND trước đây. Như vậy, nếu triển khai theo quyết định 23 thì sẽ có những vướng mắc. Còn quyết định 28 sẽ có những điểm thuận lợi cho việc thực hiện.

“Theo quyết định 28/2018/QĐ-UBND, toàn TP có 214 dự án đang làm công tác tổ chức hỗ trợ tái định cư, số hộ bị ảnh hưởng là 5.516 hộ. Những điểm mới trong chính sách này là điều kiện thuận lợi để chúng ta tổ chức thực hiện chặt chẽ và đẩy nhanh tiến độ bồi thường, tái định cư”, ông Thắng cho biết.

Hải Đăng

Bài liên quan

Tin mới

70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân
70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân

Đây là thắng lợi to lớn, bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; từ tinh thần và ý chí quyết chiến quyết thắng của toàn dân tộc; biểu tượng sinh động sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Nghị định cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
Nghị định cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoặc liên quan đến các hoạt động thực hiện Công ước cấm vũ khí hóa học trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong danh sách chờ nâng hạng đến bao giờ?
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong danh sách chờ nâng hạng đến bao giờ?

Tổ chức xếp hạng thị trường chứng khoán quốc tế FTSE Russell tiếp tục duy trì Việt Nam trong danh sách chờ xét phân hạng với khả năng tái phân hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi thứ cấp và sẽ được cập nhật về trạng thái danh sách chờ xét phân hạng trong kỳ cập nhật vào tháng 9/2024.

Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là trung tâm kinh tế biển quốc gia
Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là trung tâm kinh tế biển quốc gia

Đó là một trong những mục tiêu tại Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch tỉnh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất
KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất

Nhật Bản tiếp tục duy trì là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác thứ nhất về cung cấp vốn vay ODA; thứ hai về lao động; thứ ba về đầu tư và thứ tư về thương mại.

Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất
Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất

Chiều ngày 28/3, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa đá trên diện rộng kèm theo gió mạnh, gây thiệt hại đến hoa màu của nông dân. Nhiều vườn mận hậu ở Mộc Châu, quả non rụng la liệt trên mặt đất, lẫn với những viên đá to.