Thời điểm Tết Nguyên đán đến gần, số lượng trái cây Việt Nam trên thị trường có chiều hướng giảm. Điều này đã tạo cơ hội cho trái cây xuất xứ từ Trung Quốc có cơ cơ hội nhập về ồ ạt tại TP. HCM.

Qua tìm hiểu, phóng viên được biết, mỗi ngày chợ đầu mối Thủ Đức có khoảng 2.000 tấn rau củ quả được nhập để phân phối về các cửa hàng, chợ... Trong đó, 1/3 là hàng nhập ngoại và có xuất xứ Trung Quốc, chiếm 1 nửa trong số này, số lượng ước tính khoảng 300 tấn/ngày.

TP. HCM: Trái cây Trung Quốc gắn mác hàng Việt tràn ngập chợ đầu mối Thủ Đức - Hình 1

Chợ đầu mối Thủ Đức nhộm nhịp những ngày áp Tết

Theo thông tin được biết, trước đó, Ban quản lý chợ đầu mối nông sản Thủ Đức đã áp dụng biện pháp, buộc chủ hàng phải xuất trình hóa đơn, chứng từ, để kiểm soát nguồn gốc với hàng hóa nông sản nhập về.

Tuy nhiên, đến thời điểm cận tết này, theo ghi nhận của phóng viên tại chợ đầu mối Thủ Đức, nhiều loại quả đã được dỡ bỏ bao bì, trước khi được gắn mác hàng Việt, Thái... để qua mặt cơ quan chức năng và người tiêu dùng.

Nhiều thương lái cho biết, 1 tháng trước đây, lượng hàng Trung Quốc bắt đầu đổ về nhiều gấp đôi với giá bán cũng khá thấp. Ví như, trong khi cam sành miền Tây có giá khoảng 25.000 đồng/kg, còn cam Trung Quốc, chỉ khoảng 10.000 đồng/kg. Đặc biệt, loại cam này có thể để hơn 1 tuần mà không héo như cam miền Tây.

TP. HCM: Trái cây Trung Quốc gắn mác hàng Việt tràn ngập chợ đầu mối Thủ Đức - Hình 2

Ước tính mỗi ngày có khoảng 300 tấn rau củ quả được nhập về chợ đầu mối Thủ Đức, trong số đó có một lượng lớn hoa quả xuất xứ từ Trung Quốc

Cầm trên tay những trái táo cùng loại, phóng viên nhận thấy những trái táo này chỉ khác một chút là trái có nhãn khẳng định là hàng Việt Nam và loại không có dán nhãn nhưng hình dáng, màu sắc, kích thước... bên ngoài không hề khác nhau chút nào.

Để làm rõ nghi ngờ trên, phóng viên đã mang 2 loại táo được cho là của Việt Nam và loại không có nhãn mác đi tìm hiểu thì được một số tiểu thương cho biết, thực ra cả 2 đều cùng có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc, điều khác biệt là khi được dán nhãn hàng Việt Nam thì giá bán tăng gấp đôi.

Câu hỏi đặt ra ở đây: Có phải đó là gian lận thương mại; tại sao có thể gian lận một cách dễ dàng như vậy? Cơ quan chức năng bảo vệ người tiêu dùng đang ở đâu, liệu có biết được điều này?...

Chưa biết việc kiểm soát chất lượng được thực hiện như thế nào. Nhưng trước mắt, người tiêu dùng đã bị móc túi bởi chiêu thức này mà không hề hay biết.

Lưu Bình - Trần Thủy