Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Trào lưu tiêu dùng hàng Nhật tại Việt Nam và yếu tố cấu thành lòng tin

Khi các sản phẩm nội địa phần nào chưa đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng dần của người Việt, thì hàng nhập ngoại dường như đang dần chiếm lĩnh thị trường mua sắm đầy “béo bở”. Giữa vô vàn lựa chọn, đâu mới là yếu tố nâng cao lòng tin của người tiêu dùng?

Hàng Việt trong cơn bão thị trường

Trong những năm gần đây, nhận thức của người tiêu dùng Việt về chất lượng và giá thành của các sản phẩm tiện ích ngày một nâng cao. Đi kèm với đó, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng này trong thị trường nội địa ngày càng tăng lên đáng kể. Đứng trước cơ hội và sức ép đó, các sản phẩm Việt không những không giành được thị phần, mà phần nào còn đánh mất vị thế trước các sản phẩm ngoại nhập.

Trào lưu tiêu dùng hàng Nhật tại Việt Nam và yếu tố cấu thành lòng tin - Hình 1

Trào lưu mua sắm và sử dụng hàng ngoại nhập đang trở thành xu thế mới trên thị trường trong nước

Nhu cầu được sử dụng hàng hoá với chất lượng tốt và giá thành vừa phải của người Việt là hoàn toàn có thể thông cảm được. Bởi lẽ, khi những đòi hỏi về tính bền - đẹp - giá tốt được đặt lên hàng đầu, trong khi trên thị trường không có nhiều lựa chọn cho những sản phẩm Việt có đặc điểm nêu trên, thì việc người dân tìm đến yếu tố ngoại nhập ở đây là điều dễ hiểu.

Hàng hoá đến từ các quốc gia Châu Âu có chất lượng rất tốt, nhưng giá thành lại quá đắt đỏ, bởi các cản trở đến từ hàng rào thuế quan và chi phí vận chuyển. Nếu xét trong khu vực Châu Á, thì “chất lượng Nhật Bản” là thứ dễ dàng chinh phục được người tiêu dùng trong nước, với uy tín lâu năm đã được khẳng định.

Trào lưu đưa hàng Nhật Bản nội địa lên ngôi

Kỷ luật lao động của người Nhật Bản đã và đang khiến cho cả thế giới phải trầm trồ và thán phục với các sản phẩm từ đồ gia dụng, đồ điện tử, cho đến cả mặt hàng tiện ích tưởng chừng như không yêu cầu sự cầu kỳ. Chẳng vậy mà người Việt vẫn hay dùng cái tên “xe Honda” như cách gọi khác của từ “xe máy” trong suốt nhiều năm qua và đến nay vẫn được sử dụng.

Nếu như người Đức nổi tiếng ở Châu Âu vì những quy tắc và kỷ luật lao động chặt chẽ và khắt khe, thì người Nhật được cả Châu Á biết đến với tinh thần cầu toàn và đề cao uy tín trong công việc. Các sản phẩm đến từ Nhật luôn được nhà sản xuất lựa chọn những nguyên liệu và công nghệ tốt nhất, từ đó giá thành cũng bị đẩy lên cao. Nhưng “đắt xắt ra miếng”, người Việt đã và đang dần có thói quen chi nhiều hơn để có được sản phẩm xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra.

Trào lưu tiêu dùng hàng Nhật tại Việt Nam và yếu tố cấu thành lòng tin - Hình 2
Với những sản phẩm Nhật, người tiêu dùng Việt thường không mấy khi băn khoăn về chất lượng sản phẩm bởi lòng tin của người tiêu dùng là quá lớn

Hàng Nhật nội địa: Yếu tố cấu thành lòng tin

Trên thị trường Việt Nam hiện nay, hàng tiện ích - gia dụng Nhật thường được nhập về với hai dạng: hàng Nhật nội địa và hàng Nhật xuất khẩu. Sự khác biệt giữa hai chủng loại này, nếu không tìm hiểu kỹ sẽ rất dễ bị nhầm lẫn. Hàng Nhật nội địa được sản xuất tại Nhật hoặc một nước thứ hai (nhằm giảm chi phí), dưới sự giám sát chặt chẽ của người Nhật, đạt chất lượng chuẩn Nhật, và chỉ để phục vụ cho thị trường nội địa mà thôi. Hàng Nhật xuất khẩu thường chỉ đạt chất lượng theo chuẩn khu vực nhập khẩu, giá thành cũng rẻ hơn khá nhiều so với hàng nội địa.

Trào lưu tiêu dùng hàng Nhật tại Việt Nam và yếu tố cấu thành lòng tin - Hình 3

Hệ thống Sakuko Japanese Store với 14 siêu thị tại Hà Nội chuyên kinh doanh hàng Nhật nội địa chính thức tròn 7 tuổi 

Để có thể chọn mua được những sản phẩm hàng Nhật nội địa với chất lượng đảm bảo, người tiêu dùng nên tìm tới những thương hiệu đã kinh doanh mặt hàng này lâu năm. Ngoài ra, giá thành của hàng Nhật nội địa bao giờ cũng đắt hơn so với hàng xuất khẩu - đây vừa là một sự thật khá lạ thường, nhưng càng khẳng định được “đẳng cấp” của hàng nội địa. Người mua hàng không nên ham rẻ mà tìm tới những địa chỉ thiếu uy tín, mập mờ về nguồn gốc, xuất xứ.

Trao đổi với báo chí, ông Vũ Ngọc Tú - Giám đốc Điều hành Sakuko Bán lẻ (đơn vị chủ quản của Sakuko Japanese Store) cho biết: “Có một vài “bí kíp” để người tiêu dùng phân biệt và lựa chọn đúng hàng Nhật nội địa. Thông thường bao bì các sản phẩm này 100% tiếng Nhật, ngoại trừ cụm từ Made in Japan. Ngoài ra, đa phần các dòng mỹ phẩm nội địa Nhật, chúng ta sẽ không tìm thấy phần ghi hạn sử dụng, bởi mặt hàng nào còn đang được bán trên thị trường thì vẫn sẽ được bảo đảm thời hạn sử dụng khoảng 3 năm kể từ ngày mở nắp.”

Trào lưu tiêu dùng hàng Nhật tại Việt Nam và yếu tố cấu thành lòng tin - Hình 4
Để mua được những sản phẩm nội địa Nhật chất lượng, “đúng chuẩn” cũng phải cần tới những “bí kíp”

Với những thông tin trên, hi vọng rằng người tiêu dùng Việt có thể an tâm hơn khi mua sắm hàng nội địa Nhật. Điều quan trọng là, “các thượng đế” nên tìm đến những thương hiệu uy tín và kiểm tra thật kỹ càng tem mác, thông tin sản phẩm để có thể lựa chọn được những sản phẩm ưng ý.

Bảo Anh

Bài liên quan

Tin mới

Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5
Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

UBND tỉnh Ninh Thuận có Công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố yêu cầu tăng cường công tác kiểm soát các nguồn thải và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau dịp Lễ 30/4 và 1/5...

Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024
Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024

Chiều 27/4, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai)đã diễn ra Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch quốc tế mở rộng nhằm kết nối, trao đổi kinh nghiệm, liên kết phát triển du lịch giữa tỉnh Lào Cai với các địa phương của vùng Tây Nam (Trung Quốc) và các thành phố Du lịch của các nước Đông Nam Á.

Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"
Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"

Chiều 27/4, tại khu vực phố cổ Công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long tổ chức chương trình Lễ hội bia và chả mực Hạ Long 2024, xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam".

Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu
Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng QLTT Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu, vi phạm về nhãn và không niêm yết giá. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 117.000.000 đồng.

Xử phạt 4 cơ sở kinh doanh về hành vi kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu
Xử phạt 4 cơ sở kinh doanh về hành vi kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu

Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Khánh Hòa vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện các cơ sở đang kinh doanh 2.175 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử và phụ kiện thuốc lá điện tử do nước ngoài sản xuất với tổng giá trị hơn 170 triệu đồng; đã xử phạt số tiền trên 132 triệu đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp là trên 279 triệu đồng; đồng thời tịch thu 2.175 đơn vị sản phẩm là thuốc lá điện tử các loại.

Quảng Ninh: Đồng bộ các phương án đảm bảo an toàn dịp lễ 30/4-1/5
Quảng Ninh: Đồng bộ các phương án đảm bảo an toàn dịp lễ 30/4-1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Quảng Ninh dự kiến đón lượng khách đông đột biến. Điều này cũng dễ dẫn đến nguy cơ mất ANTT. Để đảm bảo an toàn địa bàn, phục vụ các hoạt động du lịch, trải nghiệm của du khách, Công an Quảng Ninh đã thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ.