Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Triển khai phòng thủ dân sự phù hợp với từng cấp độ để ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới, việc phân định cấp độ phòng thủ dân sự để điều chỉnh thống nhất chung hoạt động của các cấp chính quyền, lực lượng tham gia phòng thủ dân sự và người dân trong ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới: Việc phân định cấp độ phòng thủ dân sự để điều chỉnh thống nhất chung hoạt động của các cấp chính quyền - Ảnh: VGP/LS
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới: Việc phân định cấp độ phòng thủ dân sự để điều chỉnh thống nhất chung hoạt động của các cấp chính quyền - Ảnh: VGP/LS.

Các cấp chính quyền địa phương ban bố cấp độ phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý

Chiều 24/5, tiếp tục kỳ họp thứ 5, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng thủ dân sự.

Về một số ý kiến của đại biểu Quốc hội về phân định cấp độ phòng thủ dân sự nhằm bảo đảm thống nhất, phù hợp với các luật khác, tránh chồng chéo, khó thực hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết: Việc phân định cấp độ phòng thủ dân sự để điều chỉnh thống nhất chung hoạt động của các cấp chính quyền, lực lượng tham gia phòng thủ dân sự và người dân trong ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa. Hiện nay, quy định về cấp độ đối với các loại sự cố được quy định khác nhau ở các luật chuyên ngành có liên quan, gắn với đặc điểm, đặc thù của từng loại hình sự cố.

Do đó, dự thảo Luật Phòng thủ dân sự chỉ quy định các cấp độ chung nhất, gắn với vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền để áp dụng các biện pháp ứng phó phù hợp. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 7 các cấp chính quyền đánh giá, đối chiếu với khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa của chính quyền và lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương để xác định và ban bố cấp độ phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý; từ đó áp dụng các biện pháp ứng phó, khắc phục phù hợp. Như vậy, việc chính quyền địa phương ban bố cấp độ phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý không chồng chéo với quy định hiện hành về công bố rủi ro thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm hoặc các rủi ro khác.

Về thẩm quyền ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự, theo ông Lê Tấn Tới, dự thảo Luật đã quy định cụ thể thẩm quyền và phân cấp trách nhiệm giữa các cấp chính quyền; thống nhất với các quy định của pháp luật có liên quan. Đồng thời đây là vấn đề liên quan đến quy trình, thủ tục nên dự thảo Luật đã giao Chính phủ quy định chi tiết, tránh nhiều thủ tục hành chính trong Luật.

Triển khai các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp với từng cấp độ

Làm rõ thêm về việc xây dựng luật này theo hướng dẫn chiếu những quy định của các luật khác để tránh trùng lặp hoặc xung đột; bổ sung các quy định còn thiếu trong các luật khác, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Phòng thủ dân sự có liên quan đến hoạt động, chính sách, biện pháp… phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh đã quy định tại nhiều luật chuyên ngành có liên quan nên dự thảo luật cần xác định phạm vi điều chỉnh.

Trên cơ sở ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý phạm vi điều chỉnh; đồng thời, rà soát, quy định rõ thêm các nội dung khác liên quan đến hoạt động phòng thủ dân sự như: Cấp độ phòng thủ dân sự; xây dựng chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự; xây dựng Kế hoạch phòng thủ dân sự; biện pháp ứng phó trong từng cấp độ phòng thủ dân sự, hoạt động phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh; biện pháp khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phòng thủ dân sự.

Hiện nay, quy định về cấp độ đối với các loại sự cố được quy định khác nhau ở các luật chuyên ngành liên quan, gắn với đặc điểm, đặc thù của từng loại hình sự cố. Luật Phòng, chống thiên tai quy định cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng; Luật Bảo vệ môi trường phân chia sự cố theo cấp hành chính (sự cố cấp cơ sở, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia); Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm chia theo nhóm bệnh truyền nhiễm (nhóm A, nhóm B và nhóm C); Luật Năng lượng nguyên tử phân thành 5 nhóm tình huống để làm cơ sở xây dựng kế hoạch ứng phó...

"Do đó, dự thảo Luật Phòng thủ dân sự chỉ quy định các cấp độ chung nhất, tùy theo loại sự cố, thảm họa của luật chuyên ngành để áp dụng các biện pháp ứng phó phù hợp", ông Lê Tấn Tới nói.

Quy định rõ trách nhiệm của 8 bộ đối với phòng thủ dân sự

Về ý kiến đề nghị bổ sung quy định áp dụng các biện pháp tăng dần theo từng cấp độ phòng thủ dân sự; rà soát các biện pháp để bảo đảm khả thi, tránh chồng chéo.

Qua rà soát, để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho chỉnh lý theo hướng áp dụng các biện pháp tăng dần theo từng cấp độ phòng thủ dân sự và quy định cụ thể thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh và Thủ tướng Chính phủ áp dụng các biện pháp trong từng cấp độ.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho đổi tên chương VI thành "Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về phòng thủ dân sự". Trong đó, quy định rõ hơn trách nhiệm của 08 bộ có nhiệm vụ nhiều nhất và liên quan trực tiếp đến hoạt động phòng thủ dân sự. Đồng thời, rà soát, chỉnh lý các điều trong Chương này cụ thể, rõ ràng, thuận lợi trong tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó, ông Lê Tấn Tới cũng cho biết, dự thảo luật cũng quy định rõ việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự phải được thực hiện từ trước khi xảy ra sự cố, thảm họa, bảo đảm nguyên tắc phòng ngừa từ sớm, từ xa. Do đó, không thể chờ đến khi công bố sự cố, thảm họa cấp độ nào mới mua sắm, trang bị.

Đồng thời, việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự phải thực hiện theo kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp. Do đó, sẽ hạn chế việc quy định chồng chéo giữa các bộ, ngành trong mua sắm, dự trữ trang thiết bị phòng thủ dân sự.

C.P

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng 2024
Khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng 2024

Vừa qua, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Tiệp, Sở Công Thương TP. Hải Phòng đã tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng 2024. Đây là Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 5 năm 2024, Kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

QLTT Thái Bình tịch thu 125 phụ tùng xe điện nhập lậu và 26 mô tơ điện không rõ nguồn gốc xuất xứ
QLTT Thái Bình tịch thu 125 phụ tùng xe điện nhập lậu và 26 mô tơ điện không rõ nguồn gốc xuất xứ

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội QLTT số 2 đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính một công ty trên địa bàn xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư số tiền 52 triệu đồng, tịch thu 125 sản phẩm phụ tùng xe điện nhập lậu; 26 sản phẩm mô tơ điện không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật Bác: Hàng tốt chính là thương hiệu vang xa
Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật Bác: Hàng tốt chính là thương hiệu vang xa

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài và người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người đã để lại những di sản tư tưởng vô giá trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; trong đó có những lời dạy hết sức sâu sắc về đạo đức kinh doanh và phát triển hàng hóa Việt.

Phú Yên: Vi phạm bán hàng qua facebook, một cơ sở bị phạt tiền
Phú Yên: Vi phạm bán hàng qua facebook, một cơ sở bị phạt tiền

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên, đơn vị vừa phát hiện một vụ vi phạm về kinh doanh bán hàng livestream trên facebook. Theo đó, với vi phạm trên, một cơ sở kinh doanh ở Phú Yên đã bị xử phạt 11.500.000 đồng và tịch thu hàng hóa…

Thu giữ số lượng lớn rượu ngoại
Thu giữ số lượng lớn rượu ngoại

Ngày 18/5, thông tin từ Đồn Biên phòng Tân Thành, Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Phước cho biết, đơn vị vừa phát hiện, thu giữ số lượng lớn rượu ngoại vận chuyển trái phép qua khu vực biên giới.

Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/5/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.