Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Trở lại những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

 

Bài 9: Tháo gỡ khó khăn cho Bắc Kạn phát triển bền vững 

Nhìn trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Bắc Kạn - địa phương cuối bảng, có tổng GRDP (tỷ VND) và tổng GRDP (tỷ USD) còn rất khiêm tốn (15.014 VND Và 0,65 tỷ USD) so địa phương xếp thứ nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (1.479.227 VND và 63,65 tỷ USD). Vì vậy, Bắc Kạn sẽ phải nỗ lực cao độ để vươn lên. Cách nào tháo gỡ khó khăn để Bắc Kạn phát triển bền vững?

Thành phố Bắc Kạn

Trung tuần  tháng 12 năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc làm việc về tình hình kinh tế - xã hội và tài chính - NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.  

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, để phát triển bền vững, Bắc Kạn cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Thu ngân sách ước đạt 104% dự toán trung ương giao

Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của Bắc Kạn trong 2023, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đăng Bình cho biết:

Năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương, sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh vẫn giữ ổn định và đạt nhiều kết quả tích cực.

Ước tính, đến hết năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá so sánh đạt 8.820 tỷ đồng, tăng trưởng 6,33%, xếp thứ 6 trong vùng trung du và miền núi phía bắc và xếp thứ 33 so các tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó: Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,45%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,16% (công nghiệp 10,85%, xây dựng 8,16%); khu vực dịch vụ tăng 7,13%.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (theo giá hiện hành) ước đạt 16.423 tỷ đồng; GRDP bình quân trên người ước đạt 50,3 triệu đồng/người, đạt 101% kế hoạch, tăng 4 triệu đồng so 2022.

Trong năm, tỉnh đã tập trung chỉ đạo các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới, các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án mỗi xã, phường một sản phẩm, các dự án hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; công nghiệp - xây dựng, thương mại – dịch vụ; phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã - cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…

Tổng thu NSNN trên địa bàn, năm 2023, ước đạt 856 tỷ đồng, bằng 104% dự toán trung ương giao, bằng 86% dự toán tỉnh giao. Trong đó: Thu nội địa ước đạt 825 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 28 tỷ đồng.

Nguyên nhân kết quả thu ngân sách đạt thấp, do tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do chịu ảnh hưởng của hậu đại dịch Covid-19, các yếu tố khác như lạm phát; các dự án triển khai chậm, thị trường bất động sản giảm sâu làm giảm nguồn thu sử dụng đất (dự kiến khoảng 25% trong tổng cơ cấu thu).

Bên cạnh đó, việc thực hiện các chính sách tài khóa mở rộng của Chính phủ để góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi của nền kinh tế như miễn, giảm, gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất, giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống 8%, giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước, giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu... Ước tính, tác động của các chính sách tài khóa mở rộng làm giảm nguồn thu trên địa bàn tỉnh trong năm 2023 khoảng trên 100 tỷ đồng.

Tổng chi ngân sách địa phương năm 2023 ước đạt 8.523 tỷ đồng/7.619,3 tỷ đồng, bằng 111% dự toán giao đầu năm. Trong đó: Chi cân đối ngân sách địa phương ước đạt 4.981,1 tỷ đồng; chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu ước đạt 3.542 tỷ đồng.

Tổng kế hoạch đầu tư công năm 2023 của tỉnh là 2.850,4 tỷ đồng. Trong đó: Nguồn vốn ngân sách địa phương 768,9 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách trung ương bổ sung 2.081,5 tỷ đồng. Dự kiến đến 31/1/2024, giải ngân đạt đạt 89% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 84,6% kế hoạch của tỉnh (trường hợp Trung ương chấp thuận điều chỉnh giảm kế hoạch vốn 380 tỷ đồng theo đề nghị của tỉnh thì tỷ lệ giải ngân ước đạt 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Kạn Hoàng Duy Chinh cùng chủ trì buổi làm việc

Năm qua, tỉnh đã quản lý, điều hành ngân sách chủ động, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả theo đúng quy định và trong phạm vi dự toán được giao; tăng cường các giải pháp thu và chống thất thu ngân sách; triển khai các chính sách miễn, giảm thuế phí, lệ phí, gia hạn thời gian nộp thuế cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh... theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ.

Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn cũng nhìn nhận, bên cạnh những tiềm năng, Bắc Kạn vẫn là một trong những tỉnh khó khăn nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu NSNN hằng năm nhìn chung đạt thấp; nông lâm nghiệp phát triển chưa bền vững, quy mô nhỏ.

Phấn đấu thu ngân sách vượt 1.000 tỷ đồng

Năm 2024, Bắc Kạn phấn đấu, tăng trưởng kinh tế đạt 8%, GRDP bình quân đầu người/năm 56 triệu đồng; thu NSNN trên địa bàn đạt trên 1.010 tỷ đồng.

Để đạt các mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, sẽ triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ ngay từ đầu năm; nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, thu NSNN năm 2024.

Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, Nguyễn Đăng Bình
báo cáo tinh hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2023

Đồng thời, triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; tập trung rà soát, điều chỉnh tất cả các kế hoạch, quy hoạch, chương trình, đề án có liên quan để bổ sung phù hợp với Quy hoạch chung của tỉnh.

Với mục tiêu coi đầu tư công là động lực cho tăng trưởng, Bắc Kạn thực hiện quyết liệt kế hoạch đầu tư công năm 2024. Theo đó, tiếp tục rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 để ưu tiên đầu tư cho các dự án hạ tầng, nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, đặc biệt là tuyến đường thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể kết nối sang Na Hang - Tuyên Quang; tích cực phối hợp thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Chợ Mới - Bắc Kạn; chuẩn bị đầu tư Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng.

Về thực hiện dự toán NSNN năm 2024, tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thu và chống thất thu NSNN đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định.

Bắc Kạn cũng xác định đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số; tổ chức triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ; quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu…

Đề nghị Trung ương sát cánh cùng Bắc Kạn trong phát triển

Để tạo điều kiện cho Bắc Kạn có điều kiện phát triển bền vững, tai buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn cũng đã nêu lên một số khó khăn và kiến nghị với Trung ương, Bộ Tài chính hỗ trợ, sát cánh cùng Bắc Kạn để giải quyết các khó khăn, vướng mắc.

Trong đó, có việc đề nghị Bộ Tài chính quan tâm, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ, bố trí vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho tỉnh để thực hiện Dự án Xây dựng công trình thoát lũ, vượt dòng trên tuyến ĐT. 257B; hay như một số khó khăn trong việc hoàn thuế đối với doanh nghiệp xuất khẩu dăm gỗ trên địa bàn.

Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Kạn đề nghị Bộ Tài chính xem xét, tạo điều kiện cấp kinh phí hoặc chuyển giao cho tỉnh xe ô tô để bố trí cho các đơn vị, địa phương của tỉnh do ngân sách hạn hẹp nên trong những năm qua việc bố trí kinh phí để mua sắm, trang bị xe ô tô cho các đơn vị, địa phương thuộc tỉnh còn hạn chế. Trong khi đó, với điều kiện địa hình và hạ tầng giao thông của tỉnh, việc đi lại khó khăn (nhiều đèo dốc…), không đảm bảo an toàn cho hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan trong tỉnh.

Đại diện các cơ quan, đơn vị chuyên môn trả lời các kiến nghị của tỉnh Bắc Kạn

Những kiến nghị của địa phương - đã được Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị các thành viên trong Đoàn công tác trả lời, hướng dẫn cụ thể. Đối với các nội dung trong thẩm quyền của Bộ Tài chính, các đơn vị chuyên môn đã trả lời trực tiếp tại buổi làm việc. Đối với các nội dung có liên quan đến thẩm quyền của nhiều đơn vị, Bộ Tài chính cũng đã có những hướng dẫn cơ bản để Bắc Kạn có hướng triển khai.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia sẻ với những khó khăn của Bắc Kạn về cơ sở hạ tầng. 

Bộ trưởng cho biết sẽ cố gắng hỗ trợ để địa phương xây dựng được đường nội thị và đường kết nối.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết, muốn triển khai được phải giải ngân nhanh. Nhưng hiện tại, còn vướng rất nhiều thủ tục về xây dựng cơ bản tại Luật Đầu tư công.

“Có tiền mới phê duyệt dự án, nhưng có dự án mới có tiền - thì mãi quẩn quanh không thực hiện được”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng khẳng định:

“Với tư cách đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Tài chính, tôi sẽ trao đổi với cấp có thẩm quyền để gỡ từng nút thắt một”.

Bắc Kạn muốn phát triển phải “đi bằng 3 chân”

Chia sẻ thêm với Bắc Kạn về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng:

Để phát triển bền vững, Bắc Kạn cần phát triển cơ sơ hạ tầng để kết nối với đô thị vùng lân cận và cửa khẩu để xuất khẩu, rút ngắn được khoảng cách và thu hút đầu tư nhất là đầu tư gắn với tiềm năng phát triển từ các thế mạnh của Bắc Kạn như gỗ, nông sản, nguyên liệu là thế mạnh của địa phương.

Bên cạnh thu hút đầu tư để tăng nguồn NSNN, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương, tỉnh cần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay tại địa bàn.

“Chúng ta cần đưa giống mới, cây trồng mới, tạo điều kiện phát triển mô hình kinh tế hộ, hỗ trợ vốn cho bà con; tìm đầu ra cho sản phẩm, từ đó bà con nhìn vào để cùng phát triển”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng hiến kế: Do vị trí địa lý, địa hình nên tại Bắc Kạn không tích tụ được đất đai cho sản xuất lớn, do đó rất cần phát triển mô hình kinh tế hộ “Nhiều điểm sáng nhỏ sẽ tạo thành bức tranh sáng”. Theo đó, Bắc Kạn cần mạnh dạn tìm hiểu áp dụng một vài mô hình sản xuất tốt, phù hợp nhất với địa phương, nếu phù hợp sẽ cho nhân rộng mô hình.

Song song đó, Bắc Kạn cần giữ gìn và phát triển tinh hoa văn hoá truyền thống.

Đối với các kiến nghị của Bắc Kạn, Bộ trưởng yêu cầu lãnh đạo Tổng cục Thuế chỉ đạo Cục Thuế Bắc Kạn (và nếu cần thiết cử chuyên gia từ Tổng cục Thuế xuống phối hợp) để hỗ trợ việc hoàn thuế. Hoàn thuế ngay cho doanh nghiệp những phần nào có hóa đơn chứng từ đầy đủ, những phần nào hóa đơn chứng từ chưa đầy đủ thì khoanh lại xác minh hoàn vào các đợt sau, sao cho.

“Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhưng không để doanh nghiệp lợi dụng quy định của pháp luật để trục lợi”, Bộ trưởng yêu cầu.

Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh, trong bối cảnh doanh nghiệp còn rất nhiều khó khăn, yêu cầu các cơ quan tài chính tại đia phương tuyệt đối không gây khó khăn cho doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp được giải quyết các hồ sơ sớm khi đáp ứng đủ yêu cầu của pháp luật.

Bộ trưởng cũng khẳng định, ngành tài chính luôn ủng hộ và sát cánh cùng Bắc Kạn, lãnh đạo công tác tài chính đưa Bắc Kạn ngày càng phát triển.

Đại diện các doanh nghiệp trao tặng quà các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh

Cũng tại buổi làm việc, dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn, Tập đoàn Bảo Việt đã hỗ trợ 100 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tỉnh Bắc Kạn với tổng kinh phí 5 tỷ đồng - được trích từ nguồn kinh phí an sinh xã hội của Tập đoàn; Tập đoàn Công nghiệp viễn thông quân đội Viettel hỗ trợ xây dựng trường học tại huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn số tiền 5 tỷ đồng; Công ty Sổ xố điện toán Việt Nam trao tặng Quỹ khuyến học của tỉnh Học bổng cho các học sinh nghèo vượt khó với số tiền 500 triệu đồng...

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia - là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc triển khai hiệu quả nguồn vốn NSNN, thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai nhiều giải pháp để huy động tối đa các nguồn lực hợp pháp - hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là các nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp và nguồn vốn đóng góp tự nguyện của người dân. Nhờ triển khai đồng bộ các dự án, chính sách và huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu chương trình mục tiêu quốc gia, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 2,76%, đạt 115% kế hoạch đề ra; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3,45%, đạt kế hoạch đề ra. Hiện toàn tỉnh có một đơn vị cấp huyện đã được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (thành phố Bắc Kạn); 25 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 63 thôn đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên, an ninh nông thôn được bảo đảm, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc...

Bài sau: Lai Châu - tập trung cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo

Hương Thủy(Nguồn: https://mof.gov.vn/)

 

Bài liên quan

Tin mới

Sáng 7/5: Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Sáng 7/5: Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Toàn bộ chương trình mít tinh kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được Đài Truyền hình Việt Nam  (VTV) tường thuật trực tiếp.

Quảng Ninh: Thu giữ gần 2 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ gần 2 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh, vừa phát hiện và thu giữ gần 2 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại thành phố Móng Cái.

Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang: Thông qua 15 dự thảo nghị quyết quan trọng
Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang: Thông qua 15 dự thảo nghị quyết quan trọng

Sáng 6/5, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 16 (kỳ họp chuyên đề). Các đồng chí: Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.

Trung tâm y học Thể Thao Vinmec được công nhận xuất sắc theo chuẩn Châu Á
Trung tâm y học Thể Thao Vinmec được công nhận xuất sắc theo chuẩn Châu Á

Ngày 6/5/2024 - Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City chính thức được công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc theo chuẩn của Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC). Với việc trở thành một trong 12 trung tâm  xuất sắc châu lục đạt được chứng nhận, Vinmec tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu về chất lượng điều trị, đưa y học nước nhà đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu trong thực hành lâm sàng y học thể thao.

Bắc Ninh: Điều động, bổ nhiệm lãnh đạo sở và Bí thư Huyện ủy Yên Phong
Bắc Ninh: Điều động, bổ nhiệm lãnh đạo sở và Bí thư Huyện ủy Yên Phong

Sáng 6/5, tỉnh Bắc Ninh công bố quyết định, điều động bổ nhiệm Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bí thư Huyện ủy Yên Phong, Phó Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường.

Gia Lai: Kinh doanh phân bón trái phép, 2 cơ sở bị phạt 25 .000.000 đồng
Gia Lai: Kinh doanh phân bón trái phép, 2 cơ sở bị phạt 25 .000.000 đồng

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai, đơn vị vừa phát hiện một vụ kinh doanh phân bón trái phép. Với hành vi buôn bán phân bón khi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện, 2 cơ sở đã bị xử phạt 25.000.000 đồng.