Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Trung Quốc vừa chê vừa run trước sức mạnh tàu Izumo

Kể từ khi hạ thủy, tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật đã bị báo giới Trung Quốc và các chuyên gia quân sự nước này săm soi rất kỹ.

THCL - Kể từ khi hạ thủy, tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật đã bị báo giới Trung Quốc và các chuyên gia quân sự nước này săm soi rất kỹ.

Trung Quốc thận trọng

Theo nhận định của tờ Chinamil (Trung Quốc), ngoài chức năng là tàu đổ bộ, tàu lớp Izumo của Nhật Bản được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ cực mạnh. Ngoài ra, nhiều trang mạng quân sự tại Trung Quốc đã có chung nhận định khi tương quan so sánh lực lượng quân sự trên biển của 2 nước đã mất đi sự cân bằng.

Tờ quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa cho rằng, việc Nhật đang hiện đại hóa quân đội trên biển là lời cảnh báo cho chúng ta. Khi những kế hoạch xây dựng những chiếc tàu sân bay có lộ trình tới 2 thập kỷ thì bằng thời gian đó Nhật đã có đủ 6 chiếc tàu sân bay trực thăng Izumo.

Thậm chí cũng có ý kiến cho rằng, Trung Quốc cần học hỏi Nhật thay vì chế tạo ra những chiếc tàu sân bay như Liêu Ninh thì nên tập trung phát triển những chiếc tàu sân bay trực thăng như Izumo. Tờ Chinamil phân tích thêm, trong bối cảnh xảy ra xung đột trong khu vực, những chiếc tàu sân bay sẽ trở nên quá thừa thãi và chiến thuật hợp lý nhất sẽ là những chiếc sân bay trực thăng.

Cùng với việc đưa ra những phân tích thiệt hơn trong tác chiến đoạt đảo, tàu Izumo cũng có ưu thế, nó là tàu săn ngầm, cũng là tàu tấn công đổ bộ, tờ Chinamil còn cho rằng, người Nhật rõ ràng thực tế hơn khi đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ đóng mới Izumo và điều này Bắc Kinh cần phải học hỏi và có đối sách thích hợp trong tương lai gần.

Trung Quốc vừa chê vừa run trước sức mạnh tàu Izumo - Hình 1

Tàu Izumo khoe sức mạnh cơ bắp

Giá trị thực tế của tàu Izumo

Vậy năng lực của tàu Izumo mạnh đến đâu mà được chính truyền thông Trung Quốc ca ngợi? Cuối tháng 9/2014, tàu sân bay trực thăng quốc nội Izumo số hiệu DDH-183 của Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản đã tiến hành chạy thử nghiệm chính thức trên biển, điều này cho thấy sự tiến triển thuận lợi trong kế hoạch nâng cấp biên đội tàu hộ vệ của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản.

Cùng với việc đưa vào biên chế 2 tàu sân bay lớp Izumo vào năm 2015 và 2016, Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản có 2 biên đội tàu sân bay hạng nhẹ và 2 biên đội tàu sân bay trực thăng, trở thành lực lượng tấn công trên biển tương đối mạnh, trở thành một thế lực hải quân hùng mạnh ở khu vực Đông Á và cả trên thế giới.

Tàu khu trục chở trực thăng (tàu sân bay trực thăng) lớp Izumo là chiến hạm tác chiến viễn dương đa năng hiện đại, có lượng giãn nước lớn hơn tàu sân bay trực thăng HMS Ocean của Anh. Tuy là tàu đổ bộ trực thăng nhưng lớp tàu này được thiết kế theo mô hình hiện đại của tàu đổ bộ tấn công kiểu Mỹ.

Tàu DDH-183 có biên chế nhân viên và khả năng mang theo các trang bị vũ khí, máy bay trực thăng tương đương với tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral của Pháp, khả năng trang bị máy bay cánh cố định tương đương với tàu sân bay hạng nhẹ Principe de Asturias (Hoàng tử Asturias) của Tây Ban Nha.

Tàu sân bay trực thăng này có đầy đủ tính năng tổng hợp của tàu đổ bộ, tàu chống ngầm, tàu chỉ huy, tàu bổ trợ hậu cần và tàu bệnh viện, khả năng tác chiến nổi trội của nó là năng lực chống ngầm, chống tàu mặt nước, phòng không và năng lực đổ bộ, làm cho năng lực tác chiến của Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản được nâng lên một tầm cao mới.

Thứ nhất: Tăng cường năng lực chống ngầm cho Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản. Theo kế hoạch, tàu sân bay lớp Izumo sẽ thay thế cho tàu khu trục Shirane đảm nhiệm chỉ huy biên đội hộ vệ. Biên đội tàu khu trục lớp Shirane có thể chở 9 đến 10 trực thăng, chia thành 2 tổ trực thăng chống ngầm; với 16 ngư lôi chống ngầm có thể phóng trong phạm vi 200km.

Tàu khu trục lớp Shirane còn được trang bị 48 ngư lôi chống ngầm loại MK-46 và 112 quả tên lửa chống ngầm ASROC, có thể thực hiện phóng trong phạm vi 11 đến 22km.

Còn biên đội tàu sân bay lớp Izumo, DDH-183 có thể chở 14 máy bay trực thăng, các tàu hộ tống chở từ 6 đến 7 trực thăng, có thể tổ hợp thành 5 nhóm chống ngầm, được trang bị 40 ngư lôi, phạm vi chống ngầm hiệu quả 200km. Biên đội này còn được trang bị 42 ngư lôi chống ngầm loại MK-46 và 104 quả tên lửa chống ngầm ASROC. Như vậy có thể thấy khả năng chống ngầm của tàu sân bay lớp Izumo cao gấp 2 lần so với tàu khu trục lớp Shirane.

Thứ 2: Nâng cao năng lực tác chiến đối không cho Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản. Tàu khu trục Shirane được trang bị hệ thống phòng không hạm, bao gồm khoảng 300 quả tên lửa SM-2MR, RIM-7, RIM-162, phạm vi bắn từ 16 đến 150km, đủ khả năng phòng không hạm đội.

Tàu sân bay Izumo được cải tiến bệ phóng trên boong và giải quyết được vấn đề sức chịu nhiệt của boong tàu nên có thể mang theo 8 máy bay chiến đấu tàng hình, phiên bản hải quân đánh bộ Mỹ F-35B (có tài liệu cho là 12 chiếc) với 32 tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 và 16 tên lửa không đối không tầm gần, có thể thực hiện không kích ở khoảng cách 800km.

Ngoài ra, tàu sân bay Izumo còn được trang bị hơn 400 quả tên lửa đối không các loại với phạm vi hành trình từ 16 đến 150km. Như vậy, tàu sân bay lớp Izumo không chỉ được tăng cường khả năng phòng không kiểu đánh chặn (phòng không hạm) mà còn được trang bị khả năng phòng không kiểu tấn công (của máy bay chiến đấu) khá mạnh, khả năng tác chiến đối không của tàu sân bay lớp Izumo cao hơn 2 lần so với tàu khu trục Shirane.

Thứ ba: Khả năng chống tàu mặt nước được nâng cao. Tàu sân bay Izumo có thể mang theo 8 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B, mang được nhiều nhất 48 tên lửa không đối hạm NSM (Naval Strike Missile) do Na Uy sản xuất, mặc dù 8 máy bay tàng hình này chỉ có thể thực hiện tấn công trong bán kính 800km, nhưng khi kết hợp với tên lửa không đối hạm NSM có tầm phóng 140km thì phạm vi tác chiến chống tàu mặt nước của F-35B có thể đạt tới 940km.

Ngoài ra, tàu sân bay trực thăng Izumo còn mang theo 50 tên lửa Harpoon hoặc Type 90, như vậy phạm vi chống tàu mặt nước cao hơn gấp gần 5 lần so với tàu khu trục Shirane. Biên đội tàu khu trục này chỉ có thể mang theo 56 tên lửa Harpoon hoặc Type 90, phạm vi hoạt động từ 90-200km, năng lực chống tàu mặt nước có phần hạn chế.

Thứ 4: Tăng cường khả năng đổ bộ và chi viện từ xa. Nhật Bản đã đưa vào sử dụng 3 tàu đổ bộ lớp Osumi có thể chuyên chở 900 binh lính, 6 tàu đổ bộ, 30 xe tăng. Tuy nhiên khả năng đổ quân lên bờ của nó hạn chế cả về số lượng lẫn tốc độ, đồng thời hỏa lực chi viện đổ bộ cũng yếu, đặc biệt là chiều sâu đổ bộ hạn chế, không đáp ứng được tiêu cầu tác chiến đổ bộ hiện đại.

Tàu sân bay Izumo có thể mang theo 500 binh lính và nhiều máy bay trực thăng hoặc các máy bay cánh quạt nghiêng, trên boong tàu có thể cất cánh cùng lúc 5 máy bay trực thăng hoặc máy bay vận tải cánh quạt nghiêng, phiên bản hải quân đánh bộ MV-22 Osprey.

Với 2 tàu sân bay lớp Izumo, có thể nhanh chóng dùng trực thăng hoặc MV-22 Osprey bốc thẳng 1000 binh lính tới khu vực giao tranh, căn cứ vào tình hình có thể đổ bộ hoặc tăng cường phòng ngự hoặc tái chiếm đảo. Sau khi đưa 2 tàu sân bay Izumo vào biên chế, khả năng tác chiến đổ bộ và chi viện từ xa của Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản sẽ được tăng cường gấp bội.

Sau khi các tàu sân bay trực thăng lớp này được đưa vào tác chiến, nó không chỉ làm phát sinh biến đổi về lượng trong năng lực tác chiến tổng hợp của biên đội tàu hộ vệ mà còn tạo ra sự nhảy vọt về chất trong năng lực tác chiến tổng hợp của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản, biến lực lượng này trở lên đáng gờm nhất châu Á.

Đây là lần đầu tiên năng lực kiểm soát trên biển của lực lượng này vượt ra ngoài phạm vi yểm hộ của một biên đội, nâng cao khả năng phong tỏa hiệu quả đối với các eo biển, luồng đường và vị trí trọng điểm trong chuỗi đảo thứ nhất, có đầy đủ các năng lực tác chiến đổ bộ như đổ quân tầm xa và đổ bộ lập thể

Việc Nhật Bản phát triển các tàu sân bay trực thăng theo mô hình tàu đổ bộ tấn công Mỹ sẽ biến lực lượng tự vệ trên biển với chức năng chuyên phòng thủ chuyển mình thành một lực lượng tấn công trên biển hùng mạnh, vượt trên lực lượng hải quân tầm xa của Trung Quốc, có khả năng răn đe lớn nhất ở khu vực Đông Á và thế giới.

 Tuấn Vũ - Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Châu Âu, EU lo bị lộ những gì?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Châu Âu, EU lo bị lộ những gì?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Châu Âu lần đầu tiên sau 5 năm vào tuần tới. Theo kế hoạch, người đứng đầu Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen sẽ gặp ông Tập và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris để thảo luận về mối quan hệ với Trung Quốc.

Tiêu hủy hơn 15 nghìn con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Tiêu hủy hơn 15 nghìn con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh, đơn vị này vừa phát hiện và tiêu hủy 15.100 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cựu Tổng thống Donald Trump "úp mở" kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột
Cựu Tổng thống Donald Trump "úp mở" kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Tờ Telegraph dẫn một nguồn tin thân cận với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay, ông Trump có kế hoạch chi tiết về cách giải quyết xung đột Ukraine một cách hòa bình, nhưng sẽ không tiết lộ kế hoạch này trước cuộc bầu cử Mỹ sắp tới.

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030: Đột phá, tiên phong và liên kết
Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030: Đột phá, tiên phong và liên kết

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nội dung bản quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 có thể tập trung vào 3 từ: đột phá, tiên phong và liên kết - đột phá từ tư duy, tầm nhìn đến tổ chức thực hiện; tiên phong, đi đầu trong đổi mới và cải cách; và liên kết vùng chặt chẽ để tận dụng hết lợi thế, tiềm năng.

Hệ thống cửa hàng Teen Love tại Hải Phòng bị phản ánh bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Hệ thống cửa hàng Teen Love tại Hải Phòng bị phản ánh bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Vừa qua, Toà soạn Thương hiệu và Công luận tiếp tục nhận được phản ánh của người tiêu dùng về việc hệ thống gồm 02 cửa hàng Teen Love tại quận Đồ Sơn và huyện Kiến Thuỵ (TP. Hải Phòng) bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Công ty Điện lực Hà Đông: Nỗ lực đảm bảo cung ứng điện
Công ty Điện lực Hà Đông: Nỗ lực đảm bảo cung ứng điện

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Tổng công ty Điện lực Hà Nội và chính quyền quận Hà Đông, Công ty Điện lực Hà Đông luôn cải tiến - nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp điện ổn định, an toàn và liên tục cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn...