Từ gốc vải lạ đến thương hiệu triệu đồng

Người gắn bó đầu tiên với giống vải đặc biệt này là ông Nguyễn Văn Vì, một nông dân ở huyện Phù Cừ. Từ một cây vải có hình dáng khác biệt – quả to tròn, vỏ đỏ au, cùi dày thơm ngọt – ông Vì cùng gia đình đã nhân giống và lan rộng mô hình trồng trọt ra nhiều vùng trong huyện và một phần huyện Ân Thi.

Vải trứng vào mùa chín đỏ au tai vườn ở Phù Cừ, Hưng Yên
Vải trứng vào mùa chín đỏ au tai vườn ở Phù Cừ, Hưng Yên

Năm 2020, giống vải trứng chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa và đạt chuẩn OCOP 4 sao – một bước ngoặt đưa loại trái cây đặc sản này bước ra khỏi “lũy tre làng”.

Đặc điểm nổi bật của vải trứng không chỉ ở hình thức đẹp, quả lớn (17–22 quả/kg) mà còn ở hương vị ngọt thanh tự nhiên, thơm dịu, có thể bảo quản lâu mà không giảm chất lượng. Chính những ưu điểm đó đã đẩy giá trị thương phẩm của vải trứng lên mức 200.000–290.000 đồng/kg – nhưng vẫn liên tục “cháy hàng” mỗi vụ.

Vải trứng không chỉ ở hình thức đẹp, quả lớn (17–22 quả/kg) mà còn ở hương vị ngọt thanh tự nhiên, thơm dịu
Vải trứng thơm ngon đặc biệt không chỉ ở hình thức đẹp, quả lớn (17–22 quả/kg) mà còn ở hương vị ngọt thanh tự nhiên, thơm dịu

Phù Cừ “đổi đời” nhờ vải trứng

Hưng Yên không phải vùng đất truyền thống trồng vải, nhưng vài năm gần đây đã vươn lên mạnh mẽ với hai giống vải đặc sản: vải lai chín sớm và vải trứng Hưng Yên. Trong đó, vải trứng được xem là cây “đổi đời” của nhiều hộ nông dân.

Theo thống kê của UBND huyện Phù Cừ, Hưng Yên thu nhập từ trồng vải trứng cao gấp gần 20 lần so với trồng lúa – có thể đạt tới 800 triệu đồng/ha. Huyện hiện có khoảng 400 ha trồng vải trứng, trong đó hơn 100 ha đủ điều kiện xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản và Australia.

Sự kiện “Phiên chợ vải Hưng Yên” diễn ra tại Ecopark ngày 7–8/6/2025 là một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy tiêu thụ và lan tỏa giá trị của loại trái cây đặc sản này
Sự kiện “Phiên chợ vải Hưng Yên” diễn ra tại Ecopark ngày 7–8/6/2025 là một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy tiêu thụ và lan tỏa giá trị của loại trái cây đặc sản này

Mùa vụ năm 2025, sản lượng vải trứng ước đạt 300–350 tấn – dù không lớn nhưng giá trị kinh tế mang lại là rất đáng kể. Người dân dần chuyển dịch tư duy sản xuất từ nhỏ lẻ sang tập trung, áp dụng công nghệ, xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc – những bước đi căn bản để khẳng định thương hiệu nông sản Hưng Yên trên bản đồ quốc tế.

Sự kiện “Phiên chợ vải Hưng Yên” diễn ra tại Ecopark ngày 7–8/6/2025 là một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy tiêu thụ và lan tỏa giá trị của loại trái cây đặc sản này.

Nữ CEO “chắp cánh” cho quả vải trứng Hưng Yên bay xa

Ít ai ngờ, đằng sau hành trình nâng tầm giá trị quả vải trứng – từ vườn quê đến các kệ hàng cao cấp và thậm chí lên cả máy bay – lại là sự bền bỉ, âm thầm của một nữ doanh nhân: chị Trần Thị Thu Hiền, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Tân Việt Hưng Thủ Đô (Khim Food).

Là một trong những người tiên phong đưa vải trứng Hưng Yên vào phân khúc quà tặng cao cấp, chị Hiền không chỉ bán nông sản, mà còn bán cả sự tinh tế và giá trị văn hóa đằng sau mỗi hộp vải. Những hộp quà vải trứng được Khim Food thiết kế riêng, chăm chút từ kiểu dáng đến cách đóng gói, nhằm phục vụ nhu cầu biếu tặng, lễ dâng hay làm quà cho người thân phương xa.

Chị Trần Thị Thu Hiền, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Tân Việt Hưng Thủ Đô (Khim Food) tất bật tại phiên chợ Vải Hưng Yên 2025
Chị Trần Thị Thu Hiền, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Tân Việt Hưng Thủ Đô (Khim Food) tất bật tại phiên chợ Vải Hưng Yên 2025

“Mỗi hộp quà là cả một quy trình chọn lọc, bảo quản và vận chuyển nghiêm ngặt. Khi người ta mua để biếu, thì món quà phải đủ khiến người nhận cảm thấy được trân trọng,” – chị Hiền chia sẻ.

Ba năm đồng hành cùng người trồng tại vùng vải nổi tiếng Phù Cừ (Hưng Yên), chị Hiền không chỉ góp phần gia tăng giá trị quả vải mà còn thúc đẩy sự thay đổi trong tư duy tiếp cận thị trường. Với Khim Food, triết lý “từ trang trại đến bàn ăn” không đơn thuần là khẩu hiệu, mà là một chuỗi quy trình chuyên nghiệp, tận tâm và đồng hành cùng nông dân.

Chị Trần Thị Thu Hiền, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Tân Việt Hưng Thủ Đô (Khim Food) và bà Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên Trần Thị Tuyết Hương tại Phiên chợ vải Hưng Yên 2025
Chị Trần Thị Thu Hiền, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Tân Việt Hưng Thủ Đô (Khim Food) và bà Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên Trần Thị Tuyết Hương (Áo vàng bìa phải)  tại Phiên chợ vải Hưng Yên 2025

Tuy nhiên, khi một đặc sản được săn đón và trở thành “hiện tượng”, nguy cơ bị đại trà hóa là điều khó tránh khỏi. Giống vải trứng đang dần được nhân rộng tại nhiều vùng phụ cận với kỹ thuật và điều kiện khác nhau, dẫn tới chất lượng không đồng đều, gây nhiễu cho thị trường.

“Người trồng rất giỏi, có thể làm quả to, ngọt, đẹp. Nhưng nếu không kiểm soát tốt, sẽ xuất hiện hàng trôi nổi. Người tiêu dùng cần được hướng dẫn để biết đâu là vải trứng chuẩn gốc Hưng Yên,” – chị Hiền nhấn mạnh. Đó cũng là lý do chị mong muốn có thêm nhiều bài viết không chỉ quảng bá, mà còn giúp người tiêu dùng hiểu đúng và phân biệt rõ ràng. “Không phải quả vải nào đỏ, tròn cũng là vải trứng Phù Cừ. Hiểu đúng – là cách gìn giữ và bảo vệ giá trị nông sản Việt.”

Đặc điểm nổi bật của vải trứng không chỉ ở hình thức đẹp, quả lớn (17–22 quả/kg) mà còn ở hương vị ngọt thanh tự nhiên, thơm dịu, có thể bảo quản lâu mà không giảm chất lượng.
Đặc điểm nổi bật của vải trứng không chỉ ở hình thức đẹp, quả lớn (17–22 quả/kg) mà còn ở hương vị ngọt thanh tự nhiên, thơm dịu, có thể bảo quản lâu mà không giảm chất lượng.

Là một trong những khách hàng của Khim Food, chị Chu Bùi Nguyệt Anh (Hà Nội) chia sẻ cảm nhận sau khi mua vải trứng Hưng Yên chính hiệu với giá hơn 200.000 đồng/kg.

“Vải để tủ lạnh 2 ngày mà lớp vỏ vẫn bóng đẹp như mới hái, hương thơm đậm đà đặc trưng. Ăn vào ngọt thanh, mọng nước – thực sự vượt trội hơn nhiều loại trái cây nhập khẩu đắt đỏ như cherry hay nho trứng,” chị nhận xét.

Theo chị Nguyệt Anh, mỗi quả vải nặng trung bình 45-50g – tức to hơn cả quả trứng gà công nghiệp. Khi tách ra, phần cùi chiếm đến 40g, đúng như quảng cáo. So với giá cherry ngoại khoảng 400.000-500.000 đồng/kg, vải trứng Hưng Yên không chỉ ngon hơn mà còn là đặc sản trong nước. “Hoa quả Việt vẫn là nhất!” – chị khẳng định, thể hiện niềm tin vào chất lượng nông sản nội địa.

Vải trứng Hưng Yên không còn là quả vải của riêng vùng quê Phù Cừ. Giờ đây, nó là biểu tượng của nỗ lực phát triển nông nghiệp có trách nhiệm, bài bản và đầy tự hào. Từ tâm huyết của người trồng, đến sự chỉn chu của người phân phối và sự tin yêu của người tiêu dùng – mỗi quả vải là một câu chuyện đẹp về đất đai, con người và khát vọng nông sản Việt vươn tầm thế giới.

“Tôi làm vì tin rằng: nếu được làm đến nơi đến chốn, nông sản Việt có thể đứng ngang hàng với trái cây nhập khẩu,” – chị Hiền mỉm cười khi nhắc đến quả vải đỏ au – vải trứng.

Chuẩn bị “trình làng” vải ngọc không hạt

Sau thành công với vải trứng, Khim Food đang đồng hành cùng thúc đẩy giống vải mới – vải ngọc hạt lép (hay còn gọi là “vải không hạt” được trồng tại Thanh Hoá). Dự kiến, loại quả này sẽ được ra mắt thị trường trong thời gian tới, với các tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt, tiếp tục nằm trong chương trình “Yêu nông sản địa phương” mà Khim Food đang triển khai.

Nữ CEO KhimFood chụp ảnh tại vườn vải ngọc không hạt tại Thanh Hoá
Nữ CEO KhimFood chụp ảnh tại vườn vải ngọc không hạt tại Thanh Hoá

Vừa có mặt tại “Phiên chợ vải Hưng Yên” ở Ecopark 2 ngày chị Hiền đã phải thu xếp chạy luôn vào vào thăm lại nông trường vải ngọc không hạt trong Thanh Hoá để chuẩn bị cho sản phẩm mới.

Khimfood tự hào là đơn vị hợp tác phân phối trực tiếp sản phẩm của Nông Trường Sông Âm, Ngọc lặc , Thanh Hóa. Chúng tôi là đơn vị phân phối Vải không hạt Thanh Hóa tại thị trường Miền Bắc.
Khimfood tự hào là đơn vị hợp tác phân phối trực tiếp sản phẩm của Nông Trường Sông Âm, Ngọc lặc , Thanh Hóa. Chúng tôi là đơn vị phân phối Vải không hạt Thanh Hóa tại thị trường Miền Bắc.

“Chúng tôi không làm kiểu nhỏ lẻ. Có liên kết vùng trồng, hợp tác xã, mã số vùng, chứng nhận chất lượng. Làm nông sản bài bản thì mới bền vững,” – chị Hiền nhấn mạnh.

Kiều Tuyết