Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

CEO KHIMFood Trần Thị Thu Hiền: “Bén duyên” nông sản xứ nhãn lồng

CEO KHIMFood – nữ doanh nhân Trần Thị Thu Hiền mong muốn được đồng hành và chăm sóc sức khỏe cho người tiêu dùng. Và một ngày không xa - thương hiệu KHIMFood với những sản phẩm từ nông sản xứ nhãn lồng Hưng Yên, không chỉ dừng lại trong nước, mà sẽ được “cất cánh” - xuất khẩu sang nhiều quốc gia…

Duyên với… sản phẩm nông sản

Đến với Công ty CP Đầu tư Tân Việt Hưng Thủ đô (KHIMFood) vào một ngày đầu đông, trong tiết trời Hà thành lất phất mưa bay, giữa một không gian nhẹ nhàng trầm lắng, chúng tôi thưởng trà - du dương bên những bông hoa cúc chi tỏa hương dìu dịu, trò chuyện với chị về nghề, về cơ duyên khi rẽ ngang sang một mảng mới mà ít ai ngờ tới.

Bởi lẽ, khi nhắc tới tên chị Trần Thị Thu Hiền, hẳn “cánh bất động sản” chẳng còn xa lạ: Đó là nữ Tổng giám đốc của DTJ .

Tuy nhiên, hôm nay khi ở vai trò mới, chúng tôi nhận ra rằng, ở người “nữ tướng” bản lĩnh ấy, còn có một luồng nhiệt huyết mới, ánh mắt lấp lánh, miệng cười tươi. Cứ như vậy, những câu chuyện về nông sản được bật ra một cách tự nhiên mà chẳng hề có sự tô vẽ hay sang chảnh.

Ấn tượng đầu tiên chúng tôi nhận thấy ở chị đó là vẻ ngoài điềm đạm, phúc hậu, phảng phất chút mơ mộng, dù chị là doanh nhân kinh doanh bất động sản suốt nhiều năm qua. Thế nhưng, khi lắng nghe những chia sẻ của chị, chúng tôi mới hiểu rằng, đằng sau vẻ ngoài nhẹ nhàng ấy là một người phụ nữ sắc sảo, trái tim chứa đầy tình yêu với nông sản. Chị luôn ấp ủ và đã xây dựng nên thương hiệu KHIMfood – quà tặng đặc sản Hưng Yên, để đưa ra thị trường những sản phẩm nông sản chế biến tốt cho sức khỏe, mang đậm hương vị quê hương.

Bên tách trà cúc chi nóng hổi, chị Thu Hiền trải lòng:

“Tôi đã có nhiều năm theo nghề bất động sản, nhất là phân khúc bất động sản thương mại dịch vụ, phục vụ các dịch vụ kinh doanh như chuỗi bán lẻ, chợ dân sinh... Vì vậy, tôi càng thêm hiểu về những thức quà, những thực phẩm đậm chất tinh hoa văn hóa ẩm thực vùng, miền.

Có thể nói, mấy năm gần đây công việc của tôi gắn liền với đời sống của bà con nông dân, với những khu chợ Việt. Chứng kiến những hoạt động buôn bán thực phẩm của các tiểu thương, tôi thêm mong muốn được lan tỏa văn hóa nông thôn Việt Nam từ nông sản. 

Việt Nam có thế mạnh nông sản, nhưng trong quá trình thu hoạch mùa vụ, nếu không có định hướng phát triển rõ ràng, dễ dẫn đến cảnh thừa hàng, lãng phí , hao hụt sản phẩm.

Chính vì lẽ đó, tôi đã ấp ủ việc chế biến các sản phẩm từ nông sản, nhằm gia tăng giá trị, đồng thời, giúp bà con nông dân có cơ hội được tiêu thụ các loại trái cây nông sản nhiều hơn, mà không bị áp lực bán chính vụ , người tiêu dùng cũng được thưởng thức nông đặc sản trái vụ, gia tăng giá trị cho nông sản”.

Nói về “cơ duyên” rẽ hướng phát triển ngành hàng nông nghiệp, đặc biệt chọn phát triển – tiêu thụ nông sản tỉnh Hưng Yên, chị Thu Hiền tâm sự: “Theo chiều dài lịch sử, tỉnh Hưng Yên được hình thành khá sớm và là một trong những trung tâm giao thương quan trọng thuộc đồng bằng sông Hồng. Có thể nói, đến với Hưng Yên là đến với câu ca “Thứ nhất Kinh Kỳ/Thứ nhì Phố Hiến” - mảnh đất trù phú, thân thương nằm bên bờ sông Hồng. Nhờ tọa lạc ở nơi thuận lợi giao thương cả đường thủy lẫn đường bộ, cách đây hơn 300 năm, Phố Hiến đã từng là một thương cảng lớn ở Đàng ngoài.

Nông nghiệp - vốn là nghề truyền thống lâu đời của Hưng Yên. Bên cạnh việc trồng lúa nước, Hưng Yên còn nổi tiếng với các loại cây ăn quả như nhãn lồng Phố Hiến, táo Thiện Phiến, cam Hưng Yên, Văn Giang, Kim Động... 

Ngày nay, nhiều địa phương trên cả nước cũng đã trồng được nhãn, nhưng do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên nhãn lồng Hưng Yên sai trĩu quả, khi chín, hương thơm lan tỏa khắp đất ,vị nhãn thơm ngon đặc trưng. Nhãn lồng Hưng Yên trở thành món đặc sản ngon nức tiếng và là sản vật tiến vua của người dân Hưng Yên.

“Bản thân cũng đã có cơ hội nhiều năm gắn bó với nông sản Hưng Yên nên tôi muốn chia sẻ tới người tiêu dùng những sản phẩm, những câu chuyện thú vị về mảnh đất này. Thực tế, nông sản tại đây có số lượng lớn và đều có tác dụng tốt cho sức khỏe, song chưa được chú trọng khai thác. Vì thế, tôi muốn được phát triển những sản phẩm từ nông sản Hưng Yên”.

KHIMFood với văn hóa Phố Hiến

Mới đây, Ban lãnh đạo Công ty CP Đầu tư Tân Việt Hưng Thủ đô tổ chức buổi tiệc trà - công bố bộ sản phẩm “Chân Tình Từ Phố Hiến”. Đây là dòng sản phẩm nông sản – đặc sản Hưng Yên, thuộc thương hiệu KHIMFood, một thương hiệu thuộc Công ty CP Đầu tư Tân Việt Hưng Đô – đơn vị tiên phong phát triển dòng sản phẩm quà tặng nông sản Hưng Yên. 

Thông điệp “Trao gửi yêu thương – Trọn vẹn chân tình” - KHIMFood khát vọng quảng bá, mang tinh hoa văn hóa nông thôn nước nhà ra thế giới; đồng thời, giúp nhiều bà con trong nước hiểu thêm và trân trọng những giá trị cội nguồn, cũng như mặt hàng nông sản mình đang có. 

Chị Thu Hiền chia sẻ: “Tôi mong rằng, bất cứ Quý khách hàng nào sử dụng sản phẩm của KHIMFood, sẽ nhớ tới văn hóa Phố Hiến - Hưng Yên. Mọi nguyên liệu, đều có nguồn gốc từ Hưng Yên và cũng là đặc sản tại nơi này. Với mỗi sản phẩm, chúng tôi lại muốn gửi gắm một câu chuyện chân tình như tại Hộp quà Ngũ Phúc là hộp quà tổng hợp nông sản của Hưng Yên, được lấy ý tưởng, nguồn cảm hứng từ dòng chảy lịch sử của sông Hồng với hình ảnh Văn Miếu Xích Đằng gắn liền với với vùng đất này.

Bà Trần Thị Thu Hiền tại buổi lễ ra mắt 3 bộ quà Ngũ Phúc, Trường Xuân và Vĩnh Kết
Bà Trần Thị Thu Hiền tại buổi lễ ra mắt 3 bộ quà Ngũ Phúc, Trường Xuân và Vĩnh Kết.

Hay như hộp quà Trường Xuân, gắn liền với sự tích Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa với biểu tượng là đầm Dạ Trạch. Hộp quà này, có 4 vị trà thảo mộc, giúp tăng sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, giảm stress, đẹp da.

Hộp Vĩnh Kết lại là biểu tượng của Đông Đô Quảng Hội - thương cảng buôn bán sầm uất đầu tiên tại Phố Hiến Hưng Yên với sản phẩm chính là hộp thưởng rượu, kết hợp với mứt truyền thống, giúp gắn kết tình thân.

“Tôi cũng mong muốn, không chỉ khách hàng là những người con Hưng Yên xa quê hương, mà cả những người khách khác trên cả nước, khi thưởng thức những sản phẩm này, sẽ cảm nhận được cái tình, cái hương vị của xứ nhãn lồng”.

Giữa cái lạnh của trời đông tháng 12, đôi mắt chị Thu Hiền ánh lên niềm hạnh phúc khi bộc bạch về sản phẩm của KHIMFood:

“Chúng tôi tạo ra 3 hộp quà Ngũ Phúc, Trường Xuân và Vĩnh Kết - như một sự lựa chọn sẵn có, giúp khách hàng muốn mua quà đem biếu tặng, thì không phải suy nghĩ lựa chọn quá nhiều. Đặc biệt, mỗi sản phẩm của chúng tôi đều gắn với sự tích, câu chuyện tại Hưng Yên, do đó, khi đem tặng sẽ có những nét đẹp văn hóa riêng, rất dễ nhận biết”.

Thực tế, ngoài thị trường, có nhiều sản phẩm nông sản với mẫu mã và giá thành khác nhau, nhưng thông điệp từ vùng đất Phố Hiến còn chưa rõ ràng. Hiểu được điều này, KHIMFood muốn mang câu chuyện về phố Hiến - Hưng Yên, cùng thức quà đặc sản nơi đây lan tỏa đến mọi nhà, nhất là trong dịp năm hết Tết đến”.

Không chỉ mang những nét văn hóa tinh túy từ tỉnh Hưng Yên đến với mọi người, cái hay của  KHIMFood và cá nhân chị Thu Hiền đó là gửi tới người tiêu dùng những sản phẩm từ nông sản tiện dụng, tốt cho sức khỏe, trị được nhiều chứng bệnh như cảm cúm, đầy hơi, khó tiêu…

Mỗi sản phẩm của KHIMFood đều gắn với sự tích, câu chuyện tại Hưng Yên nên khi đem tặng sẽ có những nét đẹp văn hóa riêng, không dễ kiếm tìm
Mỗi sản phẩm của KHIMFood đều gắn với sự tích, câu chuyện tại Hưng Yên nên khi đem tặng sẽ có những nét đẹp văn hóa riêng, không dễ kiếm tìm.

Chị Thu Hiền giãi bày: “Trên thị trường hiện nay, người ta đang bày bán các sản phẩm trà túi lọc; hoặc những sản phẩm như trà gừng cam sả…, đa phần được bán trong túi lớn, mua về sẽ cắt và tự đong thành từng phần riêng biệt. 

Trong khi đó, trà của KHIMFood, mọi nguyên liệu được giữ nguyên và cân đo đầy đủ thử vị cân bằng hợp lý để người tiêu dùng chỉ cần nhúng trà và chờ 5 - 7 phút là có thể dung ngay. Chẳng hạn, với túi trà có cam sả gừng, Quý khách hàng chỉ cần một tách nước nóng, thêm mật ong, vừa có tác dụng làm ấm người, lại giảm cân, đẹp da và tốt cho tiêu hóa”.

Nữ doanh nhân Thu Hiền nhìn nhận: “Nghĩ đến thưởng trà, nhiều người thường nghĩ tới trà đạo với những quy tắc cầu kỳ, tốn nhiều thời gian, trong khi xu hướng “4.0” là nhanh và tiện. Hiểu được tâm lý người tiêu dùng, những sản phẩm trà từ nông sản Hưng Yên của KHIMFood đã ra đời, với giá thành hợp lý, bất cứ ai cũng có khả năng mua và sử dụng, gần gũi và tiện dụng”.

Khát vọng sản phẩm vươn xa

Tự hào với những sản phẩm nông sản từ Hưng Yên, nhưng KHIMFood vẫn còn khá “dè dặt” để bước vào OCOP (“Mỗi xã một sản phẩm”). Theo chị Thu Hiền, sản phẩm không chỉ làm để đạt tiêu chuẩn vào OCOP, mà sản phẩm phải được sản xuất có chuỗi đồng bộ tham gia vào chuỗi liên kết xây dựng nông thôn mới, gắn với du lịch, văn hóa, để nâng tầm giá trị nông sản và không chỉ là bán hàng mà bán câu chuyện, cảm xúc gắn với sản phẩm.

Mỗi sản phẩm của KHIMFood đều gắn với sự tích, câu chuyện tại Hưng Yên nên khi đem tặng sẽ có những nét đẹp văn hóa riêng, không dễ kiếm tìm
Mỗi sản phẩm của KHIMFood đều gắn với sự tích, câu chuyện tại Hưng Yên nên khi đem tặng sẽ có những nét đẹp văn hóa riêng, không dễ kiếm tìm.

Chị Thu Hiền cho biết: “Nếu như chỉ làm long nhãn, hạt sen, thì theo tư duy bán hàng bán cái mà chúng ta có. Song, hướng đi hiện tại, chúng tôi muốn kinh doanh nhiều mặt hàng đặc sản của Hưng Yên mà người dân có nhu cầu, nhưng chưa được khai thác hết.

Doanh nghiệp đã có chiến lược cụ thể để vào OCOP, nhưng cần thời gian thực hiện. Sản phẩm của chúng tôi, cũng là đặc sản của tỉnh Hưng Yên. Chúng tôi đang ấp ủ - nghiên cứu và chờ đưa ra thị trường nhiều sản phẩm hoàn toàn mới, không hề trùng lặp. Khi đó, KHIMFood sẽ tiến vào OCOP; hiện tại, mới phát triển chiến dịch quảng bá, giới thiệu cho khách hàng về những đặc sản từ nông sản Hưng Yên”.

Tự nhận là người cầu toàn khi vừa “bắt tay” khai thác nông sản, chị Thu Hiền đã yêu cầu mọi sản phẩm của KHIMFood phải đạt chuẩn chất lượng, phù hợp với khẩu vị, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Vì thế, chị tâm đắc với sản phẩm trà khi quá trình chế biến vẫn giữ được vị nguyên bản, độc nhất, không trùng lặp với bất cứ sản phẩm nào trên thị trường.

Chị Thu Hiền nói: “Hiện tại, sản phẩm hạt sen của KHIMFood có thể xuất khẩu. Bên cạnh đó, sản phẩm trà vẫn đang được kỳ vọng xuất khẩu sang châu Âu mặc dù biết là khó. Trước đó, chúng tôi đã sản xuất thử trà, mang sang châu Âu và Mỹ để làm quà, đều nhận được sự yêu thích.

Mọi sản phẩm đều được kiểm nghiệm kỹ lưỡng đảm bảo tiêu chuẩn tự công bố để đưa ra thị trường, do đó, chất lượng được đảm bảo góp phần chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng”.

Nữ doanh nhân nhận định: “Nông sản Việt Nam tuy nhiều, nhưng khâu chế biến, bảo quản và vận chuyển lại chưa tốt, làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng ... Nếu như khâu này của chúng ta mãi không làm tốt, thì chỉ có thể bán nguyên liệu xuất sang nước khác và không gia tặng được giá trị nông sản. 

Vì vậy, KHIMFood cố gắng phát huy thế mạnh của nước nhà từ các sản phẩm nông sản, nhằm chế biến, sản xuất và bán ra thị trường những mặt hàng tốt nhất, có lợi cho sức khỏe, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi đó là những sản phẩm này đều có thể xuất khẩu sang nước ngoài.

Từ những suy nghĩ – trăn trở của mình, KHIMFood và CEO Trần Thị Thu Hiền quyết định lấy Slogan “Trao gửi yêu thương – Trọn vẹn chân tình” - với khát vọng quảng bá, mang tinh hoa văn hóa nông thôn Việt Nam ra thế giới; đồng thời, giúp nhiều bà con thêm hiểu và trân trọng những giá trị cội nguồn, cũng như mặt hàng nông sản mình đang có. 

Chị Thu Hiền bày tỏ: “Hy vọng, những sản phẩm nông sản của KHIMFood sẽ được nhiều người tiêu dùng đón nhận. Và 3 hộp quà Ngũ Phúc, Trường Xuân và Vĩnh Kết - như thay cho lời chúc thân thương từ Phố Hiến - Hưng Yên, dịp Xuân Quý Mão 2023. Xin chúc mọi khách hàng một năm mới “Tài Lộc – May Mắn - Ngập Tràn Sức Khỏe”…

Đại diện KHIMFood: “Nghĩ đến thưởng trà, nhiều người thường nghĩ tới trà đạo với những quy tắc cầu kỳ, tốn nhiều thời gian, trong khi xu hướng “4.0” là nhanh và tiện. Hiểu được tâm lý người tiêu dùng, những sản phẩm trà từ nông sản Hưng Yên của KHIMFood đã ra đời, với giá thành khá mềm, bất cứ ai cũng có khả năng mua và sử dụng, gần gũi và tiện dụng”.

Ghi chép của Kiều Tuyết – Hồng Nhung

Bài liên quan

Tin mới

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.