USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, tăng 0,18% lên 93,493 điểm vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam).

Ảnh minh hoạẢnh minh hoạ

Tỷ giá USD đã có dấu hiệu phục hồi nhẹ trước bối cảnh các nhà đầu tư dần kết thúc xu hướng bán ra đồng bạc xanh khi đồng tiền này chứng kiến lợi suất hàng tháng thấp nhất trong một thập kỉ.

Trước đó, USD Index đã giảm hơn 4% trong tháng 7, mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 9/2010.

Lí do cho sự yếu kém của USD đó là thị trường kì vọng Mỹ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, đồng thời Đảng Dân chủ và Cộng hoà bất đồng về thỏa thuận liên quan đến vấn đề kích thích tài khóa. Lợi suất trái phiếu Mỹ suy giảm cũng được coi là một yếu tố.

Marc Chandler, Chiến lược gia thị trường tại Bannockburn Global Forex ở New York, nhận định sự biến động trong tâm lí thị trường đã đạt đến mức cực đoan, do đó các nhà đầu tư đã tạm dừng việc bán ra đồng bạc xanh. Tuy nhiên, ông Chandler cho rằng, tỷ giá USD sẽ tiếp tục xu hướng giảm.

Liên quan đến các dữ liệu kinh tế, chi tiêu xây dựng của Mỹ trong tháng 6 đã giảm xuống mức thấp nhất một năm. Trong một báo cáo riêng của ISM, hoạt động sản xuất tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng vào tháng 7 lên mức cao nhất trong gần 1 năm rưỡi, nhưng dữ liệu việc làm tại các nhà máy vẫn khá bi quan.

Giới đầu tư đang chờ đợi báo cáo việc làm của Mỹ, dự kiến được công bố vào thứ Sáu (7/8).

Trong khi đó, sự thâm hụt tài chính ngày càng tăng của Mỹ do tài trợ cho quá trình kích thích kinh tế đã khiến Fitch hạ xếp hạng tín nhiệm của quốc gia này.

Ở một diễn biến khác, tỷ giá đồng euro vẫn được hưởng lợi sau khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cùng đồng ý về một quỹ phục hồi kinh tế trị giá 750 tỉ euro (882 tỉ USD) trong một chương trình hợp tác khu vực.

Tại châu Á, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso tỏ ra lo lắng khi chứng kiến đồng yen Nhật tăng giá quá nhanh, gây ảnh hưởng xấu đến việc xuất khẩu khi mà đất nước này đang trong tình trạng suy thoái, theo tin tổng hợp từ Reuters.

PV