Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tỷ lệ giải ngân đầu tư vốn nước ngoài rất thấp, gỡ nút thắt từ đâu?

Đầu tư công được xác định là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tính đến thời điểm cuối tháng 5/2024, kết quả giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành cũng như các địa phương vẫn đạt tỷ lệ rất thấp.

Lũy kế giải ngân vốn nước ngoài của các địa phương tính đến 15/5/2024 là 5,7% kế hoạch vốn được giao (Ảnh minh hoạ)
Lũy kế giải ngân vốn nước ngoài của các địa phương tính đến 15/5/2024 là 5,7% kế hoạch vốn được giao (Ảnh minh hoạ)

Xuất hiện tình trạng Bộ ban ngành có kết quả giải ngân 0%

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, kết quả giải ngân vốn nước ngoài 5 tháng đầu năm 2024 (tính đến ngày 15/5/2024) của các địa phương khá thấp.

Lũy kế giải ngân vốn nước ngoài của các địa phương tính đến 15/5/2024 là 5,7% kế hoạch vốn được giao (tính cho cả kế hoạch vốn cấp phát và vay lại) cao hơn cùng kỳ năm 2023 là 4,9%. Có 5/53 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 15%, 28/53 địa phương chưa giải ngân vốn ngân sách Trung ương cấp phát bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

Theo thông tin từ đại diện TP. Hà Nội, năm 2024, 6 dự án ODA của TP. Hà Nội được giao kế hoạch vốn ODA là 3.895.590 triệu đồng đáp ứng nhu cầu giải ngân cho các dự án, không có vốn ODA năm 2023 kéo dài sang năm 2024. Thành phố đã hoàn thành nhập Tabmis toàn bộ kế hoạch giao năm 2024 cho các dự án theo quy định.

Tính đến ngày 20/5/2024, giá trị giải ngân vốn ODA của kế hoạch năm 2024 tính theo số đã được Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi và xác nhận hoàn thành (cập nhật trên phần mềm đầu tư liên ngành) là 856.333 triệu đồng, đạt 21,98% kế hoạch, bao gồm vốn ODA cấp phát là 205.111 triệu đồng, đạt 8,75% kế hoạch; vốn ODA vay lại là 651.221 triệu đồng, đạt 42,00% kế hoạch. Số giải ngân tính theo giá trị đã ghi thu ghi chi là 762.714 triệu đồng, đạt 23,54% kế hoạch.

Còn theo đại diện Bộ LĐ-TB&XH, lý do vẫn chưa giải ngân được kế hoạch vốn 2024, bà Đoàn Thanh Phượng (Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ LĐ-TB&XH) cho hay, vướng mắc chủ yếu là do vấn đề thẩm định giá khi các đơn vị thẩm định giá thiết bị từ chối thẩm định giá dẫn tới cả 3 tiểu dự án thành phần đều không thể triển khai được các gói thầu. Khó khăn liên quan đến vấn đề thẩm định giá đã diễn ra ngay từ năm 2022 và từ năm 2023, Bộ đã có nhiều báo cáo về vấn đề này.

Thông tin từ đại diện Bộ GD&ĐT, một trong những đơn vị có kết quả giải ngân 0% trong 5 tháng đầu năm 2024 cho biết, năm 2024, số vốn được giao của Bộ GD&ĐT là 629 tỷ đồng cho dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình cho Đại học Đà Nẵng. Vướng mắc chủ yếu khiến dự án này không giải ngân được trong năm 2023 mà phải kéo dài sang năm 2024 là về tài sản đảm bảo và ký hợp đồng vay lại, còn hiện nay vướng mắc lớn nhất của dự án là về thẩm định dự toán khi việc tìm được các nhà thẩm định giá, báo giá là rất khó khăn. Để thúc đẩy tiến độ, đại diện Bộ GD&ĐT kiến nghị Bộ Xây dựng hỗ trợ Đại học Đà Nẵng thẩm định sớm 6/13 hạng mục công trình còn lại để tiến hành các bước tiếp theo, đồng thời cho biết phấn đấu đến tháng 9/2024 sẽ có khối lượng giải ngân.

Khó hoàn thành mục tiêu giải ngân 95%

Theo Bộ Tài chính, qua quá trình làm việc với các địa phương, các dự án và theo dõi số liệu giải ngân của các dự án, các vướng mắc chính dẫn tới việc chậm giải ngân xuất phát từ khâu điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, gia hạn giải ngân, gia hạn thời gian thực hiện, sử dụng vốn dư.

Nguyên nhân chính các dự án phải xin gia hạn thời gian thực hiện, thời gian giải ngân là do các công tác triển khai dự án chậm trễ và chưa kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh. Có phát sinh vướng mắc về việc các dự án nhóm B sau khi địa phương hoàn thành thủ tục gia hạn giải ngân dự án (thuộc thầm quyền của HĐND tỉnh) thì phải thực hiện thủ tục gia hạn thời gian bố trí vốn (thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ).

Theo ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), những nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ giải ngân rất thấp xuất phát chủ yếu từ việc không có khối lượng hoàn thành để giải ngân do chậm triển khai các công tác sẵn sàng cho đầu tư như: chậm giải phóng mặt bằng, chưa hoàn tất ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế, chậm trong khâu đấu thầu, ký kết hợp đồng, điều chỉnh thiết kế cơ sở; dự án thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định vay; công tác kế hoạch vốn chưa bám sát tiến độ triển khai của các dự án;... Thực tế này cho thấy mục tiêu giải ngân 95% như Chính phủ đã đặt ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP rất khó hoàn thành.

Bên cạnh đó, vướng mắc trong công tác triển khai thực hiện và giải ngân bao gồm các vướng mắc trong khâu đầu thầu hoặc hợp đồng thương mại; giải phóng mặt bằng; điều chỉnh thiết kế; chậm tiến hành công tác nghiệm thu, thanh toán...

Cần hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ, thủ tục

Để phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2024, về phía Bộ Tài chính, ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết, Bộ Tài chính sẽ đảm bảo thời gian xử lý đơn rút vốn đúng qui định.

Cùng với đó, Bộ sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn trực tiếp làm việc, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư công, trong đó tập trung các dự án lớn, các địa phương được giao nhiều kế hoạch vốn.

Nguyên nhân chính các dự án phải xin gia hạn thời gian thực hiện, thời gian giải ngân là do các công tác triển khai dự án chậm trễ và chưa kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh. (Ảnh minh hoạ)
Nguyên nhân chính các dự án phải xin gia hạn thời gian thực hiện, thời gian giải ngân là do các công tác triển khai dự án chậm trễ và chưa kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh. (Ảnh minh hoạ)

Đồng thời, tiếp tục trao đổi với các nhà tài trợ nhằm tháo gỡ các vướng mắc về phía nhà tài trợ như rút ngắn thời gian và đơn giản hóa thủ tục cho ý kiến không phản đối.

Cũng theo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT) cần hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ, thủ tục trong việc gia hạn thời gian bố trí vốn để tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án; hướng dẫn rõ ràng hơn cho các địa phương về thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án đối với các dự án Ô triển khai tại nhiều cơ quan.

Bên cạnh đó, các địa phương cần tiến hành rà soát, đánh giá chi tiết, cụ thể về khả năng giải ngân của từng dự án, đặc biệt lưu ý các dự án có năm lập kế hoạch là năm giải ngân cuối cùng để đảm bảo đủ vốn cho các dự án, tránh việc phải gia hạn giải ngân, gia hạn thời gian thực hiện, phát sinh nhiều thủ tục hành chính. Đối với các trường hợp không có khả năng hoàn thành khối lượng dự án theo tiến độ đặt ra, phải cắt giảm, chuyển giao kế hoạch vốn đã được giao, cần có văn bản đề xuất cắt, giảm, điều chuyển gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính trước 30/6/2024 để phối hợp thực hiện. Đối với chương trình, dự án cần điều chỉnh chủ trương đầu tư, các địa phương cần báo cáo và phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&ĐT để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều chỉnh đầu tư. Trên cơ sở phê duyệt, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư, các địa phương phối hợp với Bộ Tài chính để điều chỉnh thời hạn giải ngân, điều chỉnh phân bổ vốn theo các hiệp định vay đã ký (nếu có).

Đối với các dự án có vướng mắc trong công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai, các địa phương, Ban quản lý dự án có trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, về di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện; hoàn thiện các thiết kế kỹ thuật, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong việc đấu thầu hợp đồng; sớm xử lý các vướng mắc phát sinh trong từng khâu thực hiện dự án. Các Ban quản lý dự án trung ương của các dự án Ô do các bộ, ngành làm cơ quan chủ quản cần có hướng dẫn, tập huấn về nghiệp vụ, năng lực cho các ban quản lý dự án địa phương để đảm bảo dự án được triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, đối với khối bộ, ngành, tính đến hết ngày 15/5/2024, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài đạt 8,58% kế hoạch vốn được giao. Đáng chú ý, có 8/10 bộ, ngành chưa giải ngân kế hoạch vốn 2024, 2/10 bộ có tỷ lệ giải ngân trên 10%. Trong khi đó, kết quả giải ngân của các địa phương chỉ đạt 5,7% kế hoạch vốn được giao. Có tới 28/53 địa phương chưa giải ngân vốn ngân sách Trung ương cấp phát bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, 5/53 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 15%.

Khánh Yên

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc
Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội vừa kiểm tra, tạm giữ hàng trăm hộp kẹo có xuất xứ nước ngoài, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán
Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán

Bộ Tài chính vừa chủ trì Hội nghị thảo luận về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Trường Sa hướng về một nhân cách lớn
Trường Sa hướng về một nhân cách lớn

Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, quân dân huyện đảo Trường Sa bàng hoàng, xúc động; tiếc thương nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc mà bình dị, trọn đời vì nước, vì dân. Biến đau thương thành hành động, quân dân Trường Sa nguyện đem hết sức mình xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân
Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng tình cảm của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là thước đo công bằng và chuẩn mực nhất.

Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng
Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng

Trong tháng Tám, tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 56 lô đất trên địa bàn.

Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.
Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.

Dự án có diện tích gần 215 ha. Quy mô dân số khoảng 30.681 người. Tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.