Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ưu tiên phòng chống dịch bệnh nhưng vẫn cần duy trì sản xuất

Việc thực hiện mục tiêu kép là chủ trương đúng nhằm đảm bảo nguồn lực chống dịch, mục tiêu duy trì nền kinh tế, duy trì thị trường. Doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc đề xuất giải pháp, nêu những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn để các cơ quan có thẩm quyền kịp thời tháo gỡ.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và bộ, ngành, địa phương để lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ngày 8/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chia sẻ, giải đáp những câu hỏi mà các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp đưa ra liên quan đến tình hình cung ứng hàng hoá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản, an toàn trong sản xuất và vấn đề ưu tiên tiêm vaccine…

Chia sẻ với những khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, việc thực hiện mục tiêu kép là chủ trương đúng bởi nếu không phòng chống dịch bệnh thì chúng ta không đủ điều kiện về sức khoẻ an toàn để sản xuất. Tương tự, nếu dừng sản xuất, dừng giao thương thì không đảm bảo được mục tiêu duy trì nền kinh tế, duy trì thị trường - không những chúng ta không có nguồn lực để chống dịch mà nguy cơ lớn hơn là mất thị trường, sẽ bị bỏ lại phía sau, trong khi nhiều nước trên thế giới đang tăng tốc.

“Tổng cầu đang lên, thế giới đang trên đà hồi phục, chúng ta không giữ vững thị trường lúc này thì sẽ mất rất nhiều cơ hội khác và sẽ bị tụt lại phía sau”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu thực tế và mong muốn: Cộng đồng doanh nghiệp hãy đồng hành cùng nhà nước, các cơ quan chức năng trong việc thực hiện “mục tiêu kép”. Doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc đề xuất giải pháp, nêu những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn để các cơ quan có thẩm quyền kịp thời tháo gỡ.

Đảm bảo an toàn phòng chống dịch, duy trì sản xuất
Đảm bảo an toàn phòng chống dịch, duy trì sản xuất.

Theo Bộ trưởng, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và chưa có cơ sở nào đảm bảo khi nào kết thúc do vậy, cần phải tính đến kịch bản xấu nhất là “phải sống chung với Covid-19”.

Từ đó, tại Hội nghị trực tuyến sáng 8/8, Bộ trưởng đưa ra một số đề xuất:

Một là, các địa phương tiếp tục thực hiện thật nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về vấn đề lưu thông hàng hóa, nhất là hàng hoá thiết yếu. Các quy định cần được thực hiện nhất quán tại các địa phương chứ không nên để tình trạng mỗi nơi một quy định, gây cản trở người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận hàng hoá.

Hai là, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn phòng chống dịch bệnh, an toàn sản xuất. “Chúng ta không sản xuất bằng mọi giá mà phải làm bằng mọi cách để làm sao vừa phòng chống dịch nhưng vừa thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh, vì hai mục tiêu này là điều kiện thúc đẩy lẫn nhau và không thể tách rời”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ba là, cần phải đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cũng như tạo điều kiện xét nghiệm thường xuyên định kỳ cho người lao động, để doanh nghiệp sớm quay lại sản xuất. Khi vaccine được phủ sóng rộng khắp, người lao động được an toàn, khi đó, hoạt động của doanh nghiệp mới được đảm bảo, ổn định và liên tục. “Tiến độ tiêm vaccine cần phải được đẩy nhanh, bởi chúng ta chỉ an toàn khi tất cả được an toàn. Khi tất cả người lao động được tiếp cận vaccine, được an toàn thì doanh nghiệp ở trong vùng dịch hay ngoài vùng dịch đều có thể yên tâm sản xuất”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Thứ tư, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chính phủ chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trên cơ sở thỏa thuận với người lao động để có thể tăng giờ làm một cách hợp lý, tận dụng cơ hội khi tổng cầu thế giới đang lên cũng như bù lại khoảng thời gian mà vì dịch bệnh, doanh nghiệp phải ngừng sản xuất.

Cuối cùng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chính phủ cần khẩn trương có chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân thu mua nông sản và tạm trữ lương thực cho người dân. Hiện nay, lúa gạo ở các tỉnh phía Nam, nhất là Đồng Bằng Sông Cửu Long đang vào vụ. Việc thu mua nông sản không chỉ nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân mà doanh nghiệp còn có thể coi đây là nguồn nguyên liệu đầu vào dự trữ khi các nhà máy chế biến nông sản, thuỷ sản khôi phục lại sản xuất.

Nếu như doanh nghiệp tư nhân thu mua sẽ thuận lợi hơn bởi sẽ bớt được các thủ tục cũng như những ràng buộc khác. “Nông sản, trái cây… vào vụ không thể chờ đợi thời gian quá lâu. Với sản lượng nhiều như hiện nay dù có tăng tốc xuất khẩu hay khuyến khích tiêu thụ trong nước thì cũng không thể hết được”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.