Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Góp ý về nội dung phân cấp, phần quyền cho Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, vấn đề cốt yếu hiện nay của Thủ đô là ô nhiễm môi trường...

Sáng 14/3, Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dành nhiều thời gian nói về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội.

Góp ý về nội dung phân cấp, phần quyền cho Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội cho rằng vấn đề cốt yếu hiện nay của Thủ đô là ô nhiễm môi trường.

"Nhiều người nước ngoài ở Hà Nội nói rằng Thủ đô rất tuyệt vời, chỉ có mỗi điều là không khí tệ quá" - Chủ tịch Quốc hội nói và cho rằng luật Thủ đô sửa đổi ban hành có giải quyết vấn đề này không, phân quyền gì cho Hà Nội trong chuyện này?

“Hiện đã có tiêu chuẩn khí thải cho xe máy chưa? Nếu không có quy định tiêu chuẩn về khí thải cho xe máy thì không giải quyết được vấn nạn ô nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông. Thủ đô thậm chí có thể quy định theo hướng cao hơn, tích cực hơn đối với tiêu chí, tiêu chuẩn về môi trường”, theo Chủ tịch Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: PHẠM THẮNG
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (Ảnh: Phạm Thắng)

Chủ tịch Quốc hội nhắc lại Đề án của Hà Nội đưa ra về lộ trình hạn chế phương tiện giao thông nhưng mới nói đến vấn đề phí. Trong khi đó, ở một số nước, đi từ ngoài vào nội đô hoặc từ điểm này đến điểm khác nếu xe ô tô chỉ chở một người là không cho vào, ít nhất 2 người trở lên.

Vì vậy, sinh viên một số nước có sáng kiến cho thuê người. Cụ thể, đứng ở ngã tư, xe nào muốn vào nội đô mà chỉ có một người thì ông thuê tôi ngồi lên xe để đủ điều kiện đi vào. Sau đó sinh viên lại đi bộ ra.

"Nhiều nước có chính sách như thế, nhưng việc này đều là hạn chế quyền công dân. Vậy cần rà lại xem. Phải giải quyết được bài toán tắc nghẽn giao thông, không khí, nhưng dường như chính sách này chưa được quan tâm lắm, chưa cụ thể lắm trong dự thảo luật", Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý úng ngập, ô nhiễm môi trường là vấn đề liên ngành, trên địa bàn thành phố thì giao cho thành phố quyết, chịu trách nhiệm, có được không, “chứ xin ý kiến bộ nọ, ngành kia ‘lắc’ là chịu chết”.

Dẫn chứng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu trường hợp nhà máy đốt rác đồng thời phát điện. Theo đó, nhà máy đốt rác phù hợp với quy hoạch rác thải nhưng đồng thời phát điện lại chưa có quy hoạch điện, điều này hầu như các địa phương đều vướng.

“Nhà máy đốt rác Sóc Sơn công suất 4.500 tấn/ngày, phát được 100kwh điện. Khóa trước, tôi và các đồng chí phải mời Bộ Công Thương đi giải quyết từng dự án một, rất vất vả. Trong khi địa phương nào cũng kêu về việc này và chưa gỡ được”, Chủ tịch Quốc hội nói thêm và cho rằng với trường hợp trên, điện chỉ là sản phẩm phụ, không nhất thiết phải tuân theo quy hoạch điện, khi quy mô công suất không đáng kể thì có thể giao thẩm quyền cho TP. Hà Nội.

“Chuyện than tổ ong ngày xưa, khi có cơ chế cấm đốt rác, đốt rạ thì phải hỗ trợ đồng bào sinh phẩm để tiêu hủy rác, những việc này phải trao quyền để thành phố, HĐND quyết”,  Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói và nhấn mạnh đây là cơ hội để rà soát lại.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Phạm Thắng
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng (Ảnh: Phạm Thắng)

Nêu ý kiến sau đó, Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, hiện quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường còn rất thiếu. Bí thư Hà Nội dẫn chứng ngay trạm sạc điện cho ô tô cũng không có tiêu chuẩn, quy định nào. Điều này dẫn đến mỗi xe đưa ra một tiêu chuẩn khác nhau, không sử dụng chung được, vô cùng lãng phí.

Thêm vào đó, quy định về định mức, đơn giá còn vướng mắc, dẫn đến khó khăn trong triển khai, không làm được các công trình tiêu biểu, đặc trưng cho Thủ đô. Bởi vậy, theo Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng, việc quy định giao thẩm quyền cho thành phố là rất quan trọng.

Thiên Trường (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Triển lãm ảnh đất và người Quảng Bình nhân kỷ niệm 420 năm
Triển lãm ảnh đất và người Quảng Bình nhân kỷ niệm 420 năm

Từ ngày 26/4 – 28/4, tại khuôn viên trụ sở Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Bình sẽ diễn ra Triển lãm ảnh cá nhân của nghệ sĩ nhiếp ảnh Bách Chiến.

Câu chuyện kinh doanh của đại gia bán lẻ công nghệ Việt Nam
Câu chuyện kinh doanh của đại gia bán lẻ công nghệ Việt Nam

Hiện nay, hai đại gia công nghệ có nhiều cửa hàng và kinh doanh nhiều loại hàng hóa khác nhau là FPT và Thế Giới Di Động. Hai "ông lớn" này đều đã lên sàn chứng khoán. Cổ phiếu của Thế Giới Di Động thì giảm trong tháng Tư nhưng cổ phiếu của FPT thì vẫn duy trì được độ hót nhất định.

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa nâng cao công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024
Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa nâng cao công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và luôn coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá (QLTT) đã ban hành Quyết định số 333/QĐ-QLTTTH về ban hành Kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024.

Lực lượng Quản lý thị trường Thanh Hóa triển khai công tác quản lý các hoạt động mùa du lịch biển 2024
Lực lượng Quản lý thị trường Thanh Hóa triển khai công tác quản lý các hoạt động mùa du lịch biển 2024

Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hóa với cương vị là đơn vị chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành của UBND huyện Hoằng Hóa vừa xây dựng Kế hoạch số 66/KH-Đ3 ngày 17/4/2024 về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn khu du lịch biển Hải Tiến năm 2024.

Đồng Nai xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần 2,2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024
Đồng Nai xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần 2,2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024

Theo Cục Thống kê Đồng Nai, ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 4/2024 của Đồng Nai đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 3,69% so với tháng trước và tăng hơn 12,7% so với tháng 4/2023.

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới
Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới nhưng sản lượng thịt heo năm 2024 của Việt Nam dự báo chỉ tăng nhẹ 0,5% so với năm trước lên 2,05 triệu tấn.